Top 6 # Món Ngon Dinh Dưỡng Cho Bé Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Misshutech.com

22 Món Cháo Ngon Dinh Dưỡng Cho Bé

Hướng dẫn mẹ cách nấu 22 món cháo giàu dinh dưỡng cho trẻ

Cháo không chỉ giúp trẻ hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà còn kích thích vị giác của trẻ.

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai.

Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ.

Cách nấu các món cháo ngon dinh dưỡng cho trẻ 1 – 2 tuổi

1. Cháo lươn cà rốt

2. Cháo thịt cóc củ mài

3. Cháo thịt gà nấu bí đỏ

4. Cháo thịt/ xương nấu cùng đậu cô ve

5. Cháo cua

6. Cháo tôm cải thảo hoặc cải xanh

7. Cháo cá lóc cà rốt

8. Cháo thịt bò

9. Cháo chim cút cùng vỏ quýt khô

10. Cháo ếch rau mồng tơi

11. Cháo cá lóc khoai tây

12. Cháo thịt heo nấu cùng rau ngót

13. Cháo thịt heo bí đỏ

Bí đỏ rất giàu vitamin A, cực tốt cho đôi mắt của trẻ. Kết hợp với thịt heo sẽ giúp bé thưởng thức món cháo dinh dưỡng và thơm ngon.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, thịt heo 30g, một miếng nhỏ bí đỏ.

Cách làm: Gạo nấu chín thành cháo trắng đặc. Thịt heo sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Bí đỏ bỏ vỏ, ruột, cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt heo vào xào sơ, nêm gia vị vừa miệng.

Bí đỏ cho vào cháo nấu nhừ. Sau đó, cho thịt vào cháo, để khoảng 2 phút, thấy thịt chín, mẹ cho thêm một chút dầu ăn dành cho trẻ, đảo đều và tắt bếp.

Khi nấu cháo bí đỏ, mẹ có thể cho một chút dầu oliu hoặc bơ, như vậy, hương vị cháo sẽ thơm ngon hơn rất nhiều.

14. Cháo thịt heo/ sườn heo nấu cùng đậu Hà Lan

15. Cháo thịt bò nấu cà rốt, phô mai

Thịt bò giàu dinh dưỡng, kế hợp cùng cà rốt và phô mai sẽ mang lại hương vị béo, thơm ngon, kích thích vị giác của trẻ.

Chuẩn bị: Thịt bò 30g (thịt bò thăn), cà rốt 30g, phô mai 1-2 miếng nhỏ.

Cách làm: Thịt bò sơ chế, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Cà rốt cắt hạt lựu. Hành trắng đập dập, phi thơm, trút thịt bò xào sơ qua, nêm gia vị, tắt bếp. Gạo trắng nấu thành cháo trắng đặc, sau đó cho thêm cà rốt vào nấu nhừ khoảng 5-7 phút.

Khi cháo trắng cà rốt sánh, mịn, mẹ cho thịt bò vào, đảo đều, nêm gia vị, tắt bếp. Múc cháo ra bát, cho phô mai vào đánh tan, để cháo bớt nóng thì cho trẻ ăn.

Mẹ nhớ không nên nấu thịt bò quá lâu ở nhiệt độ cao sẽ khiến thịt dai. Đối với những bé không thích ăn cháo có vị béo thì mẹ không nên cho phô mai.

16. Cháo tôm súp lơ

17. Cháo cua cùng bí đỏ

Bí đỏ không chỉ kết hợp với thịt heo, bò mà còn rất thích hợp khi kế hợp cùng cua.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, cua, bí đỏ 30g.

Cách làm: Gạo tẻ nấu chín thành cháo trắng đặc, loãng tùy theo sở thích của trẻ. Sau đó cho bí đỏ cắt hạt lưu vào nấu chín.

Thịt cua hấp chín, lấy thịt. Phi thơm hành, trút cua vào xào nhanh tay, nêm gia vị tắt bếp. Cho cua đã xào vào nồi cháo, đảo đều, nêm gia vị lần cuối, tắt bếp.

Mẹ có thể cho thêm dầu ăn hoặc phô mai sau khi đã múc cháo nóng ra bát.

18. Cháo trứng + đậu hũ non

Chuẩn bị: Gạo 30g, trứng gà 1 quả, đậu hũ một miếng nhỏ.

Cách làm: gạo tẻ nấu thành cháo trắng hơi đặc. Trứng và đậu trộn đều, đánh nhuyễn. Khi cháo sôi, cho hỗn hộp trứng đậu vào nồi cháo, đảo nhanh, nêm gia vị vừa đủ rồi tắt bếp.

Mẹ có thể rắc thêm chút ngò nếu trẻ ăn được để tăng thêm hương vị. Với cháo này, mẹ cũng nhớ cho trẻ ăn nóng để cháo không bị dậy mùi tanh của trứng khi nguội.

19. Cháo trứng bắc thảo

Bé đổi vị với cháo trứng bắc thảo

Trứng bắc thảo rất giàu dinh dưỡng, khi nấu lên có vị thơm đặc biệt, chắc chắn sẽ kích thích vị giác của trẻ.

Chuẩn bị: gạo tẻ 30g, trứng gà 1 quả, ½ lòng đen hột vịt bắc thảo.

Cách làm: Gạo tẻ nấu thành cháo hơi đặc, mịn. Đánh đều trứng trong bát cùng với lòng đen trứng bắc thảo. Lòng đen sẽ còn cợn lại một chút, khi cho vào cháo sẽ tan hết.

Khi nồi cháo sôi, trút hỗn hợp trứng gà và trứng bắc thảo vào, đảo đều tay, nêm gia vị vừa đủ, sau 2 phút tắt bếp. Mẹ có thể nêm thêm chút dầu ăn cho bé.

Với món ăn này, mẹ có thể xắt thêm ít lá tía tô cho trẻ ăn, có tác dụng giải cảm rất tốt.

20. Cháo gan

21. Thanh đạm cháo đậu hũ rau ngót

22. Cháo thịt gà nấm rơm

Món Cháo Ngon Giàu Dinh Dưỡng Cho Bé

Cháo tôm cà rốt

Cháo tôm cà rốt giàu dinh dưỡng cho bé

Cả cà rốt và tôm đều là cả hai nguyên liệu có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho trẻ nhỏ. Trong đó, cà rốt chứa nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B và chất caroten thúc đẩy quá trình trao đổi chất và phát triển của bé. Còn tôm chứa nhiều DHA tăng cường sự phát triển về trí tuệ và thị lực của bé.

Tôm cắt bỏ đầu, bóc vỏ, bỏ chân rồi rửa sạch. Cà rốt nạo hết vỏ rồi thái nhỏ hình hạt lựu.

Gạo đem vo qua với nước sạch, sau đó cho vào nồi, đổ nước nhiều để nấu cháo. Nên cho nước từ từ để tránh cháo bị loãng quá.

Sau khi cháo sôi, cho cà rốt vào, thêm ít hạt nêm, gia vị rồi đun sôi trở lại, sau đó tắt bếp, đậy vung để trong 15 phút. Sau đó tiếp tục bật bếp lên đun khoảng 5 phút nữa rồi cho tôm vào nấu chín. Trước khi bắc ra, cho thêm 1 muỗng cà phê nước mắm và dầu ăn vào để cháo ngon hơn.

Cháo trứng gà rau dền

Cháo trứng gà rau dền thơm ngon cho bé

Trứng gà là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhiều người, kể cả trẻ nhỏ. Trứng gà chứa nhiều canxi, magiê, sắt, kẽm và một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12; trong rau dền cũng chứa nhiều vitamin A, B hàm lượng chất xơ cao. Vì vậy, món cháo trứng gà rau dền được nhiều bà mẹ thêm vào danh sách các món cháo cho bé ăn dặm tốt nhất.

Bột gạo: 30g

Lòng đỏ trứng gà: 1 cái

Rau dền: 30g

Nửa thìa cà phê dầu ăn

200 ml nước lọc

Nước mắm.

Rau dền bạn nhặt, rửa sạch sẽ rồi thái nhỏ và băm nhuyễn. Tách lấy lòng đỏ trứng rồi đánh tan ra. Bột gạo đem hòa tan cùng với 100ml nước lọc.

Tiếp đến, cho rau dền băm nhỏ cùng với 100ml nước lọc còn lại vào nồi, bắc lên bếp đun sôi khoảng 5 phút tới khi rau dền chín. Sau đó cho nước bột gạo và lòng đỏ trứng vào, vừa cho vừa khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện với nhau và đun trên lửa nhỏ cho đến khi bột gạo chín và nở đều hết thì tắt bếp.

Múc cháo ra bát, thêm nửa thìa cà phê dầu ăn dành riêng cho bé cùng một chút nước mắm cho đậm đà nữa là xong.

Cháo thịt bò bí đỏ

Cháo thịt bò bí đỏ vừa ngon vừa bổ dưỡng

Thịt bò là loại thịt rất được ưa chuộng sử dụng để nấu thành các món cháo cho bé ăn dặm bởi hàm lượng dinh dưỡng cao như: protein, sắt, kali, axit amin và nhiều loại vitamin… Kết hợp thịt bò với bí đỏ vừa bổ dưỡng vừa giúp bé dễ ăn, bớt ngán.

Bí đỏ đem thái thành miếng cho dễ gọt vỏ, rồi rửa sạch với nước muối sau đó thái hạt lựu sao cho vừa ăn với bé. Tiếp tục đem phần bí đỏ này nấu với một phần nước vừa đủ.

Gạo đem đi vo sơ rồi cho vào nấu chung với bí đỏ. Nấu đến khi gạo nở đều thì vặn lửa nhỏ lại và đậy nắp nồi thật kín.

Thịt bò xay hoặc băm thật nhuyễn, mịn, sau đó cho vào nấu chung với cháo. Trong khi nấu nhớ khuấy thật đều để cháo không bị cháy phần dưới nồi và chín đều hơn.

Cuối cùng nêm nếm phù hợp với độ tuổi của bé là xong.

5 Món Súp Giàu Dinh Dưỡng Cho Bé

Giai đoạn con ăn dặm là sự nổ lực không ngừng nghỉ của mẹ

Từ 6 tháng tuổi trở di hầu hết các bé đã bắt đầu bước vào thời kì ăn dặm, cũng có 1 số bé sẽ sớm hơn. Và bắt đầu từ đây mẹ sẽ luôn tìm kiếm, học hỏi các món cháo, món súp ăn dặm để thay đổi khẩu vị cho con, để con có những bữa ăn ngon miệng. Nhiều chất dinh dưỡng.

Mong muốn nuôi con khỏe mạnh là điều bà mẹ nào cũng hướng tới, nhưng để làm được điều đó thật không phải dễ dàng gì. Và trong quá trình con trẻ đến tuổi ăn dặm là một bước ngoặt khá lớn đối với cả mẹ và bé.

Ở gian đoạn này đòi hỏi sự kiên nhẫn của người mẹ, sự hiểu biết về dinh dưỡng cũng như cách kết hợp thực phẩm ra sao cho món ăn dặm của con không chỉ thơm ngon,đẹp mắt mà phải nhiều dinh dưỡng để con dễ hấp thu và phát triển khỏe mạnh.

Gợi ý 5 món súp ăn dặm dễ làm, đầy dinh dưỡng cho bé

1/ Món súp cua cho bé ăn dặm

Súp cua là món ăn chứa nhiều chất đạm, canxi có lợi cho sự phát triển chiều cao và thể trạng của bé. Để làm món súp cua, các mẹ cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây.

Nguyên liệu Cách nấu súp cua

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ. Nấm rơm mẹ chẻ làm đôi rồi đem ngâm nước muối khoảng 15 phút, sau đó bằm thật nhỏ. Ngô mẹ tách lấy phần hạt bỏ vào bát riêng. Phần ngò rí thì cắt bỏ rễ rồi rửa sạch, để ráo và đem thái nhỏ.

Đem trứng cút luộc chín rồi bóc vỏ.

Thịt cua mẹ bằm nhỏ, hoặc mẹ dùng tay gỡ cho nhỏ cũng được.

Bước 2. Đem thịt gà luộc sơ cho ra bớt chất bẩn. Sau đó chuẩn bị một nồi nước luộc khác để luộc tôm và thịt gà. Khi tôm và thịt gà đã chín, mẹ vớt ra để nguội, tôm thì bóc vỏ, thịt gà thì xé thật nhỏ. Có thể cho vô máy xay sinh tố xay hoặc bằm cho nhỏ.

Cà rốt và nấm rơm mẹ cho chung vào nồi nước luộc cùng ngô, hầm khoảng 20 phút cho cà rốt, nấm và ngô mềm.

Bước 3: Bây giờ thì mẹ cho phần thịt gà, tôm, thịt cua vào đảo đều.

Bước 4: Pha 1 muỗng bột năng với nước sau đó đổ vào nồi súp, đảo đều để bột chín, lúc này bạn sẽ thấy súp đã sánh lại. Nếu nồi súp còn lỏng qua thì mẹ có thể cho thêm xíu bột năng vào để tạo độ sánh

Bước 5: Bây giờ mẹ lấy 1 quả trứng gà đánh cho tan, rồi đem đổ qua rây trực tiếp vào nồi súp. Nêm thêm 1 tí hạt nêm cho đậm đà và dễ ăn.

Khi nồi súp sôi lên mẹ cho ngò rí đã cắt nhỏ vào khuấy đều, cho trứng cút vào. Đợi súp sôi lại lần nữa thì tắt bếp. Múc ra chén để cho nguội bớt rồi cho bé con thưởng thức.

2/ Món súp gà nấu với ngô ngọt

Nguyên liệu

Lườn gà: 50gr

Ngô ngọt: 30gr

Nước dùng: 200ml

Nấm hương, và nấm mộc nhỉ mỗi thứ 1 cái nhỏ

Trứng gà ta : 1 quả

Bột năng 1 thìa cà phê

Cách làm món súp gà ngô ngọt

Bước 1. Mẹ lấy 1 cái tô rồi đem ngâm nấm hương và mộc nhĩ với nước nóng cho nở mềm, sau đó rửa cho sạch rồi mang đi thái nhỏ.

Bước 2. Xé nhỏ thịt gà sau đó cho vào máy xay cùng nước dùng rồi xay nhuyễn. Đổ phần hỗn hợp thịt gà vừa xay vào nồi để đun sôi, cho tiếp phần ngô vào nấu cùng. Với bé nhỏ thì mẹ nên xay ngô cho nhuyễn để bé dễ ăn, mà lại thơm và ngọt. Còn đối với bé lơn hơn mẹ có thể chẻ hạt ngô ra làm 3 cho con ăn

Bước 3. Bây giờ mẹ cho nấm hương và mộc nhĩ vào nồi súp và nấu cho sôi trở lại, nêm thêm chút nước mắm hoặc hạt nêm. Lấy nước để hòa với bột năng sau đó đổ vào nồi súp để tạo độ sánh, cuối cùng là cho lòng đỏ trứng vào, đun sôi trở lại rồi tắt bếp.

3/ Món súp thịt bò cà rốt

Nguyên liệu Cách nấu món súp thịt bò cà rốt

Bước 1. Cà rốt và khoai tây gọt vỏ, rửa sạch rồi xắt hạt lựu, nấu mềm rồi đem đi xay nhuyễn.

Thịt bò rửa sạch, lọc bỏ gân, mỡ, băm nhỏ hoặc bỏ vào máy đem xay nhuyễn , đánh đều với 30ml nước.

Bước 2. Bắc lên bếp 1 cái nồi, cho tí dầu ăn vô xào thịt bò cho chín, đỏ nước vào nấu sôi. Tiếp theo cho cà rốt nấu cho mềm, khi súp sôi thì bạn cho hổn hợp khoai tây và cà rốt đã xay nhuyễn vào cùng.

Bước 3. Hòa chút bột năng với nước, cho vào nồi súp để tạo độ sánh. Nêm thêm tí nước mắm hoặc bột nêm cho đậm đà.

Tắt bếp và cho súp ra chén, đợi nguội tí thì cho bé ăn.

4/ Món súp gà rau củ thơm ngon

Sự kết hợp giữa thịt gà bổ dưỡng cùng các loại rau củ giàu vitamin, đây sẽ là món ăn dặm tuyệt vời cho bé.

Nguyên liệu

Thịt ức gà: 150g

Mộc nhĩ: 2 tai

Muối: ½ thìa cà phê

Hạt nêm: 1 thìa cà phê

Bột năng: 1 thìa canh

Cà rốt: 1 củ

Ngô non: 1 bắp

Trứng gà: 1 quả

Hành lá, ngò rí

Cách nấu món súp gà rau củ

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

Nấm mộc nhĩ đem ngâm với nước nóng cho nở. Thịt gà mẹ băm nhỏ, hoặc là xé sợi.

Ngô bóc vỏ rồi rửa sạch, đem tách hạt ra để riêng. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu, nấm mộc nhĩ cắt bỏ cuống, rửa sạch, thái sợi hoặc băm nhỏ. Hành lá, ngò rí rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2. Cho 3 bát nước vào nồi rồi bắc lên bếp, cho thịt gà vào khuấy đều, đậy nắp và đun sôi khoảng 10 phút.

Bước 3. Khi thịt gà chín mềm, mẹ cho ngô và cà rốt vào hầm thêm 10 phút nữa, rồi cho nấm mộc nhĩ vào nấu thêm 3 phút. Đánh tan trứng gà và đổ vào nồi súp, đảo liên tục

Bước 4. Cho ít nước hòa với bột năng rồi đổ vào nồi súp tạo độ sánh, nêm nếm thêm cho vừa ăn. Chờ nồi súp sôi trở lại thì mẹ tắt bếp, cho vào ít hành lá và ngò rí đã cắt nhỏ rồi múc ra chén cho con ăn khi còn ấm

5/ Món súp bí đỏ khoai lang cho bé ăn dặm

Bí đỏ là một thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho bé. Ngoài các món tinh bột đặc, mẹ có thể chế biến món súp giúp bé dễ ăn mà không bị ngán.

Nguyên liệu Cách nấu súp bí đỏ khoai lang

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu

Bí đỏ, cà rốt, khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt hạt lựu.

Rau mùi rửa sạch, để ráo rồi cắt nhỏ.

Bước 2. Mẹ lấy 1 cái nồi rồi cho cà rốt, khoai lang, bí đỏ vào nồi luộc cho chín mềm. Sau đó mang bỏ vào máy xay cho nhuyễn. Bỏ lại vào 1 cái nồi và đun cho sôi

Bước 3. Bây giờ mẹ nên gia vị cho phù hợp với bé rồi tắt bếp. Có thể cho thêm hành ngò, tiêu nếu bé thích.

Món Ngon Cho Bé Thấp Còi Và Suy Dinh Dưỡng

Món cho trẻ dưới 6 tháng tuổi khi bị suy dinh dưỡng, thấp còi

Trẻ ở tháng tuổi này thì thức ăn chủ yếu là sữa mẹ nên chúng ta chỉ cần bồi bổ cho người mẹ và có thể cho trẻ uống thêm sữa ngoài loại dành cho bé thấp còi dưới 6 tháng.

Món ăn cho trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi khi bị thấp còi và suy dinh dưỡng

Đây là giai đoạn của trẻ mới biết ăn nên mọi món ăn dành cho bé chúng ta nên nấu lỏng, nhiều nước và ninh nhừ, hoặc là xay nhuyễn bằng cối xay sinh tố. Ngoài nấu món ngon cho bé, chúng ta nên bổ sung thêm cho trẻ bằng sữa cao năng lượng. Một lít của loại sữa này chứa 800 – 2000Kcal, còn những sữa thông thường thì 1ml chứa 1Kcal. Mỗi ngày, chúng ta nên cho bé uống khoảng 500ml sữa cao năng lượng.

Ngoài ra, chúng ta có thể nấu nước cháo để trộn sữa. Cách làm như sau: chúng ta lấy khoảng 2 nắm gạo tẻ, chút thịt nạc băm nhuyễn và rau củ nấu với 600ml nước. Sau khi cháo chính, chúng ta xay nhuyễn toàn bộ. Khi cho trẻ ăn thì chúng ta thêm 3-5 muỗng cháo vào trong sữa.

Món ăn cho trẻ từ 13 – 24 tháng nếu trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng

Sữa cao năng lượng vẫn là nguồn thức uống cần thiết cho trẻ. Chúng ta nên cho trẻ uống vào mỗi sáng khoảng 150 – 200ml sữa và uống thêm 200ml sữa công thức vào buổi trưa sau khi ăn trưa xong khoảng 2 tiếng.

Món ngon cho trẻ khi bị suy dinh dưỡng ở độ tuổi này là cháo với đầy đủ các chất như gạo tẻ, thịt heo, cá, cua, tôm, thịt bò, hải sản… trứng, dầu ăn và rau củ quả. Và trái cây không nên thiếu, chúng ta nên khuyến khích cho trẻ ăn chuối tiêu. Bởi chuối tiêu có tác dụng làm tăng hấp thu dưỡng chất ở trẻ suy dinh dưỡng.

Món ăn cho trẻ từ 25 – 36 tháng khi thấy trẻ thấp còi, không phát triển

1. Cháo tim lợn

Tim lợn chúng ra nên băm nhuyễn rồi xào cho thơm với hành tỏi phi. Hạt cau thì chúng ta giã nhỏ rồi lọc lấy nước để nấu cháo. Chúng ta lấy nước hạt cau, gạo và thêm nước vào nấu cho đến khi cháo nhừ thì cho tim vào. Chúng ta nấu thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Nên cho bé ăn khi nào bé đói.

Chúng ta nướng vàng đùi cóc rồi tán thành bột, rồi đem nấu cùng với gạo tẻ, gạo nếp và củ mài. Mỗi ngày nên cho bé ăn 3 lần và ăn liên tục 5 ngày rồi nghỉ 5 ngày sau đó ăn tiếp. Chúng ta cứ làm như thế trong khoảng 1 tháng. Đây là món ngon cho trẻ dùng để trị thấp còi được ông bà xưa truyền lại và rất hiệu quả.

Chúng ta ninh nhừ thịt ếch cùng với gạo và cà rốt. Sau đó chúng ta đem xay nhuyễn cháo để cho bé ăn được cả phần thịt ếch. Nên cho trẻ ăn món này khoảng 5 – 10 ngày.

4. Cháo lòng đỏ trứng gà

Chúng ta luộc chín trứng gà, rồi bóc lấy tròng đỏ và tán mịn nó ra. Sau đó dùng nó nấu với gạo rang và nước thành hỗn hợp sền sệt rồi nêm nếm vừa miệng cho bé ăn trong vòng 1 tháng.

5. Thịt bò hầm rau củ

Chúng ta nên chọn thịt bò phi lê để nấu cho bé. Đầu tiên thì thịt bò cắt miếng vừa ăn rồi nêm nếm thêm sốt cà, đường, mắm rồi ướp khoảng 20 phút cho thấm. Còn khoai tây, cà rốt, hành tây cũng cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó chúng ta cho dầu vào chảo rồi bắt lên bếp để khử thịt bò cho sẵn, sau đó cho thêm rau củ, nước vào hầm lửa nhỏ cho nhừ. Nêm nếm lại cho vừa miệng bé rồi tắt bếp và múc cho bé ăn.

6. Các món ăn khác

Ngoài việc chúng ta cho trẻ ăn cháo thì cũng nên bổ sung thêm 200ml sữa dành cho trẻ thấp còi vào mỗi buổi sáng, và cơm nát ăn cùng với thịt cá, rau và dầu mỡ vào buổi cơm trưa chính. Bên cạnh đó thì chúng ta nên làm sữa chua lắc cho bé uống mỗi ngày nhằm giúp tăng hấp thu các chất.

Cách làm sữa chua lắc khá đơn giản. Chúng ta cho sữa chua, nước ép dâu tây, nước đường, tất cả vào bình rồi lắc đều và rót ra ly cho bé uống. Có thể chia nhỏ ra thành nhiều cử uống trong ngày.

Ngoài các món cháo trên, chúng ta còn có thể làm thêm nhiều món cháo khác để thay đổi cho bé để ngán như: cháo tôm, cháo chim cút, chim cá quả, cháo thịt gà bí đỏ, cháo táo tàu hay cháo ý dĩ… tất cả đều là những món giàu dưỡng chất và tạo cảm giác ngon miệng từ đó giúp trẻ ăn được nhiều hơn.

Nguyên nhân chủ yếu làm trẻ bị suy dinh dưỡng, thấp còi chủ yếu là do ngay từ những năm tháng đầu đời, trẻ ăn kém, ăn không đủ chất. Vì vậy, chúng ta nên áp dụng tốt các món ngon cho bé trong bài viết này để cải thiện tình trạng trên và giúp bé phát triển bằng các bạn đồng trang lứa.