– 250 – 300g thịt đùi gà
– ½ củ hành tây (khoảng 150g)
– 3 quả trứng
– 150ml nước
– 35 – 40ml xì dầu
– 1,5 thìa đường
Thực hiện:
Bước 1:
Thịt gà lọc bỏ bớt mỡ, thái miếng vừa ăn.
Bước 2:
Hành tây thái múi cau dày chừng 1cm.
Bước 3:
Trộn nước, mirin, xì dầu, đường trong một nồi nhỏ, đun sôi.
Bước 4:
Cho thịt gà, hành tây đã thái vào nồi nước dùng, đậy vung lại và đun lửa to cho sôi, sau đó vặn nhỏ lửa đun thêm khoảng 10 phút. Cuối cùng bạn mở vung, đun cho nước cạn còn một nửa.
Khi thịt chín, bạn có thể cho thêm rau 3 lá (một loại rau thơm của Nhật tên là Mitsuba) nếu có.
Bước 5:
Trong một bát nhỏ, bạn đánh trứng nhẹ tay đủ để trứng tan chứ không đánh nổi bọt.
Bước 6:
Từ từ đổ trứng vào nồi thịt, đun thêm một chút cho trứng nửa chín nửa sống thì tắt bếp, đậy vung lại hấp khoảng 1 phút cho trứng chín hẳn. Lưu ý không đảo hỗn hợp trứng thịt mà để tạo thành một khối, trong đó trứng có vai trò liên kết, giúp các nguyên liệu bám lẫn nhau.
Bước 7:
Lấy cơm nóng ra bát tô, múc từng muôi thịt dàn đều lên trên cơm, có thể rắc thêm Shichimi (một loại gia vị của Nhật) và trang trí thêm bằng lá Mitsuba (hoặc rau mùi).
Người Nhật gọi món này là Oyakodon, trong đó “Oya” có nghĩa là “bố mẹ”, “ko” có nghĩa là “con”, còn “don” là tên gọi chung của các món mà xếp thức ăn lên trên cơm như thế này, vì vậy mình thường gọi món này là “cơm mẹ con”, mẹ ở đây là gà, còn con là trứng gà. Lần đầu mình ăn vì tò mò cái tên nhưng không ngờ ăn vào thấy ngon và hợp khẩu vị quá nên vẫn thường xuyên gọi món này mỗi khi vào quán Nhật.
Salad khoai tây kiểu Nhật Khác với salad khoai tây kiểu Âu – Mỹ bạn vẫn thường thấy, salad khoai tây kiểu Nhật có vị mềm mượt vô cùng hấp dẫn mà đã thử một lần chắc chắn bạn sẽ không thể quên!
Nguyên liệu:
– 2 củ khoai tây cỡ vừa
– 1 quả trứng
– 1/2 củ cà rốt
– 1 bát nhỏ ngô ngọt
– 1/2 quả dưa chuột
– 2 miếng thịt thăn heo muối
– 180g sốt mayonnaise
– Tiêu, muối vừa nêm.
Cách làm:
Khoai tây gọt vỏ, cắt thành những miếng đều nhau, ngâm nước muối một lúc.
Để khoai trở lại bếp một lúc cho nước bốc hơi hết, khoai tây trở nên khô ráo.
Dùng dụng cụ nghiền khoai hoặc muỗng gỗ, nghiền khoai cho tơi ra.
Dưa chuột thái miếng mỏng vừa với kích cỡ như khi bạn thái cà rốt.
Thịt thăn heo muối thái hạt lựu.
Ngô ngọt luộc sơ cho chín.
Cho dưa chuột, cà rốt, thịt heo và ngô ngọt vào tô đựng khoai tây bạn đã nghiền, rắc chút hạt tiêu rồi trộn đều lên.
Thêm mayonnaise và trứng luộc đã nghiền, trộn đều nhưng không trộn quá kỹ.
Salad khoai tây kiểu Nhật là một trong số những món Nhật được rất nhiều người yêu thích. Bạn tự hỏi vậy nó khác gì so với salad khoai tây kiểu Âu – Mỹ? Điểm khác biệt lớn nhất đó là cách xử lý khoai tây. Với salad khoai tây kiểu Âu – Mỹ, người ta không nghiền khoai mà chỉ cắt thành các miếng vuông nhỏ mà thôi. Chính khoai tây nghiền sẽ tạo cho bạn cảm giác về sự mềm mượt rất dễ chịu khi thưởng thức món salad này.
Omusoba – Mì xào cuộn trứng kiểu Nhật Omusoba, món ăn cực thích hợp cho ngày chuyển lạnh, rất phổ biến trong những “nhà hàng gia đình” và các quán bia izakaya ở Nhật Bản.
Đây là một món ăn đơn giản, có vị thơm ngon ngọt ngào và thường gợi cho bạn nhớ đến những gì thân thuộc trong một gia đình Nhật kinh điển.
Chế biến: ~ 30 phút
Khẩu phần cho 4 người ăn
Nguyên liệu:
– 8 quả trứng
– 1 củ cà rốt thái nhỏ
– 1 củ hành băm nhuyễn
– 2 nhánh tỏi, băm nhuyễn
– 2 bắp cải Nhật, cắt miếng vừa ăn
– 4 muỗng dầu trộn salad (dầu hạt nho, dầu cải)
– 2 muỗng xì dầu
– 1/2 muỗng dấm gạo
– 2 muỗng nước
– 1 muỗng rượu sake
– 1 thìa cà phê đường
– 1 miếng rong biển, xay nhỏ (có thể dùng máy xay cà phê) hoặc băm thật nhuyễn.
– 170g mỳ xào (mỳ Chow mein hoặc Ramen thì càng tốt)
– Sốt Tonkatsu
– Kewpie Mayonnaise (nếu muốn)
– Muối, tiêu
Cách làm:
Luộc mỳ chín tới, không bị nát (sau đó sẽ xào với rau trong chảo lớn), vớt ra, dội qua với nước lạnh và để ráo.
Chế biến các loại rau
Đăt chảo lớn lên bếp bật lửa to, cho 2 muỗng dầu, phi hành tỏi khoảng 2 phút. Cho rau vào xào đến khi các nguyên liệu chín mềm. (khoảng 8 phút)
Giảm lửa, cho thêm mỳ, nước, xì dầu, sake, dấm, đường và rong biển, đun vài phút.
Trong khi chờ mỳ và rau chín, lấy một chiếc chảo khác để làm ốp lết. Mỗi xuất ốp lết cần 2 quả trứng (đập vào bát, đánh đều). Cho dầu vào chảo, khi dầu nóng, cho trứng vào rán
Rán hết cho 4 xuất ăn và để lên đĩa
Chia mỳ xào thành 4 xuất đều nhau, xúc lên trên nửa miếng trứng, gấp nửa còn lại lên, rưới xốt Tonkatsu, một ít kewpie mayonnaise nếu bạn muốn ngón ăn ngậy hơn, và thưởng thức!
Vậy là đã hoàn thành món Omusoba – trứng ốp lết với mỳ xào rau.
Làm sushi Nhật Bản thật dễ
Làm sushi, ‘quốc hồn’ của xứ sở hoa anh đào không hề khó như bạn vẫn nghĩ!
– 1 gói rong biển (có bán trong các siêu thị)
– Rau cải xanh (hoặc bất cứ loại rau nào cho màu xanh)
Bước 1. Nấu cơm nếp. Món cơm nếp thơm, dẻo này sẽ có tác dụng kết dính các nguyên liệu. Sau khi cơm chín, xới cơm ra giá, để hơi nguội để dễ cuộn cơm
Bước 2. Thái cá hồi thành từng lát mỏng vừa ăn.
Bước 3. Chuẩn bị cuốn sushi:
– Trải chiếu cuốn sushi ra bàn bếp. Đặt các nguyên liệu bên cạnh. Để một bát nước sạch bên cạnh để làm ướt tay trước khi cuốn.
Bước 4. Xào rau cải trên chảo. Vớt ra để ráo mỡ.
Bước 5. Trải cơm nếp đều lên trên lá rong biển, khéo léo xếp các cọng rau vào giữa cơm. Không xếp rau thừa ra hai đầu quá nhiều vì khi cuốn chặt tay, nguyên liệu sẽ bị rơi ra ngoài.
Bước 6. Đặt lá rong biển lên trên chiếu cuốn (bạn cũng có thể cuốn tay không, không cần chiếu). Cuốn thật chặt tay. Vừa cuốn vừa bóp đều để sushi đều, đẹp.
Bước 7. Khi đã cuốn xong, đợi vài phút rồi lấy dao sắc cắt cuốn rong biển thành từng miếng sushi dày khoảng 1,5 – 2 cm. Xếp sushi vào đĩa.
Bước 8. Xếp những miếng cá hồi lên trên mỗi miếng sushi. Nếu muốn, bạn có thể cho cá hồi vào trong cơm và cuốn chung như ở bước 5.