Top 10 # Mon Ngon O Sai Gon Gia Re Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 6/2023 # Top Trend | Misshutech.com

3 Món Ngon Từ Bò Viên Được Ưa Thích Ở Sài Gòn, Mon Ngon Sai Gon

3 món ngon từ bò viên được ưa thích ở Sài Gòn

Bánh canh, hủ tiếu, cháo trở thành những món ăn ngon miệng được nhiều người ưa thích khi kết hợp với bò viên.

Không có sự phức tạp hay cầu kỳ trong việc chế biến, đó là những món ăn bình dân và rất giản dị trong đời sống hàng ngày của người dân. Tuy nhiên, khi được biến tấu với nguyên liệu chính là bò viên đã mang lại cảm giác lạ miệng và thú vị cho người thưởng thức.

1. Bánh canh bò viên

Bánh canh bò viên là món ăn bình dân, thường được dùng như một món ăn giữa buổi hoặc ăn khuya. Đơn giản chỉ là kết hợp giữa cái thơm, dai của bò viên hòa cùng với vị ngọt của nước lèo nhưng bánh canh bò viên lại tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng đối với những người đã trót mê món bò viên.

Bò viên được làm thành những viên to và được người bán để nguyên khi bán cho khách. Vì thế nên khi thưởng thức món này thì người ăn thường dùng đĩa thay cho đôi đũa quen thuộc. Đông khách nhất là quán bánh canh bò viên gần bờ kênh Nhiêu Lộc. Quán bán vào đầu giờ chiều và vào giờ tan tầm thì rất đông thực khách ghé ăn để thưởng thức món bò viên thơm ngon của quán. Nhiều người đến trễ thì tiếc nuối ra về vì đã hết món bò viên yêu thích.

Địa chỉ: Nằm cuối đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1, TP HCM.

2. Cháo bò viên

Trong đời sống ẩm thực của Sài Gòn hiện nay, những quán cháo bò viên bình dân trong các con hẻm vào mỗi chiều tối không còn nhiều. Không nổi tiếng như các quán cháo lòng, cháo cá lóc, cháo gà, cháo mực nhưng quán cháo bò viên ở đây vẫn có sức quyến rũ rất riêng của mình.

Trong bát cháo, ngoài bò viên còn có tiết lợn và giò chéo quẩy. Bát cháo nghi ngút khói, cho vào một ít tiêu, giá tươi và hành ngò được bưng ra cho khách, kèm với đó là một chén gừng tươi thái sợi và một chén tương đen để chấm bò viên.

Theo những thực khách ăn ở đây, phần hấp dẫn nhất của tô cháo chính là bò viên. Những miếng bò viên thơm, dai, giòn sần sật hòa với vị tương đen càng tăng thêm sự hấp dẫn cho món ăn.

Địa chỉ: Con hẻm nhỏ bên cạnh chung cư Lê Hồng Phong, đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10, TP HCM.

3. Hủ tiếu bò viên

Hủ tiếu là món ăn của người Hoa du nhập vào miền Tây và nhanh chóng trở thành một món ăn nổi tiếng. Được biết tới nhiều nhất là hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho và hủ tiếu Sa Đéc. Tuy nhiên, có một loại hủ tiếu bình dân cũng rất được người Sài Gòn ưa thích đó là hủ tiếu bò viên.

Thành phần của nó khá đơn giản với hai nguyên liệu chính là sợi hủ tiếu và bò viên. Bát hủ tiếu nóng hổi với sợi hủ tiếu dai, mềm được chần sơ qua nước sôi, bên trên là bò viên, gân bò, một ít hành lá thái nhỏ, thêm một thìa tóp mỡ nhìn thật bắt mắt và hấp dẫn.

Địa chỉ: 146A Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, TP HCM. Quán mở cửa từ 14h cho đến khi hết hàng, thường vào khoảng 20h. Bát hủ tiếu có giá 30.000 đồng.

Theo Huấn Phan-ngoisao

Từ khóa bài viết: “”3 món ngon từ bò viên được ưa thích ở Sài Gòn””

Món Ngon Sài Gòn Mê Hoặc Khách Phương Xa, Mon Ngon Sai Gon Me Hoac Khanh Phuong Xa

Món ngon Sài Gòn mê hoặc khách phương xa

Cơm tấm

Được nấu từ những hạt gạo vỡ, cơm tấm là món ăn chống đói của người dân nghèo. Tuy nhiên, không biết từ khi nào, cơm tấm trở nên phổ biến, trở thành món ăn đặc sản của Sài Gòn. Những hàng bán cơm tấm với chiếc tủ kính trên vỉa hè, một lò nướng sườn đang tỏa khói nghi ngút đã trở thành hình ảnh quá đỗi quen thuộc qua các con phố ở Sài Gòn.

Cơm tấm nổi tiếng đến mức mà người ta thường rỉ tai nhau, ai chưa ăn cơm tấm coi như chưa đến Sài Gòn. Cơm tấm được ăn kèm với miếng sườn nướng, ngoài ra bạn có thể ăn kèm với phá lấu, chả, trứng ốp la, mắm chưng, bì… Tuy là món ăn nổi tiếng nhưng cơm tấm cũng là món ăn rất bình dân. Với khoảng từ 17.000 đồng, bạn đã có một đĩa cơm tấm sườn nóng hổi, ngon miệng.

Hủ tiếu

Nếu người Hà Nội tự hào với món phở thì hủ tiếu chính là niềm tự hào của người Sài Gòn. Xuất phát điểm của món ăn là từ người Hoa, nhưng món ăn này đã được biến tấu một cách khéo léo, hài hòa để phù hợp với khẩu vị của người Việt. Được nấu từ bánh hủ tiếu, tôm, thịt nạc băm… cùng với nước lèo trong vắt nhưng có vị thanh ngọt tự nhiên của nước hầm xương, đây chính là điểm làm nên sự hấp dẫn cho món ăn này.

Ngoài hủ tiếu nước, bạn có thể ăn hủ tiếu khô với sự đậm đà của nước tương cùng bát nước lèo nóng hổi bên cạnh. Rau sống ăn kèm món này khác hoàn toàn với bún bò hay phở, gồm giá, xà lách, ngoài ra còn có hương thơm của lá hẹ, cần tây và sự thanh mát của cải cúc… Món ăn này có mức chênh lệch khá cao giữa lề đường với những quán có thương hiệu. Một bát hủ tiếu có thể có giá từ 20.000 đến 100.000 đồng.

Hủ tiếu gõ cũng là món ăn phố nổi tiếng ở Sài Gòn. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ tiếng gõ lóc cóc vào mỗi chiều tối của những người bán. Nếu mới vào Sài Gòn, bạn sẽ ngạc nhiên trước âm thanh lóc cóc vang lên từ hai thanh tre. Đó đích thị là tiếng rao mời của hủ tiếu gõ. Nếu hủ tiếu Nam Vang là món ăn mắc tiền thì hủ tiếu gõ chính là món ăn lót dạ của giới công nhân, sinh viên khi tan tầm hay đêm muộn.

Chủ nhân của những chiếc xe hủ tiếu gõ không bao giờ là người miền Nam, mà thường từ miền Trung vào Nam lập nghiệp. Bát hủ tiếu có đầy đủ các thành phần như bánh hủ tiếu, giá chần, thịt heo, bò viên, nước lèo… Nghệ thuật của món ăn này được thể hiện qua việc thái thịt, từng lát thịt được thái mỏng như tờ giấy. Nhưng, ăn hủ tiếu không phải vì mê ăn thịt, người ta thích vì sự thuận tiện, luôn được phục vụ tận nơi với bát hủ tiếu đầy ắp còn bốc khói nghi ngút. Đơn giản là thế, nhưng với những người dân Sài Gòn, mỗi khi đi xa lại nhớ quay quắt tiếng lóc cóc quen thuộc của món ăn bình dân này.

Bánh canh

Đây là món ăn phong phú nhờ sự biến tấu với nhiều nguyên liệu như: giò heo, bò viên, cua, ghẹ, tôm sườn hay tôm nước cốt dừa… Chính nhờ sự phong phú đó mà món ăn này trở nên quen thuộc trong thực đơn ăn vặt của người Sài Gòn. Nước dùng bánh canh sánh, hơi sền sệt được nấu chung với sợi bánh làm từ bột gạo hoặc bột lọc cùng nguyên liệu ăn kèm..

Nếu muốn ăn bánh canh giò heo, bạn có thể ghé đến đường Nguyễn Phi Khanh (quận 1), bánh canh ghẹ thì ghé cầu Bông (quận Bình Thạnh), bánh canh cá lóc đến đường Nguyên Hồng (quận Gò Vấp), bánh canh tôm nước cốt dừa ở gần cầu Kiệu (quận 3)…

Các món cuốn

Có thể nói, Sài Gòn là nơi hội tụ của các món cuốn với rất nhiều loại cho bạn lựa chọn, từ cá lóc nướng trui, cá lóc hấp bầu cuốn bánh tráng nổi tiếng của người miền Tây, món cá nục hấp cuốn bánh tráng của người Trung, hay các món thịt luộc, nem nướng, bò lá lốt…. Đó còn chưa kể đến món bánh khọt, bánh xèo ăn kèm với bánh tráng, rau sống đặc trưng của người dân nơi đây.

Tuy về hình thức giống nhau, nhưng nếu để ý, bạn có thể nhận ra được sự khác nhau trong món cuốn của người Trung hoặc người Nam. Đó là người miền Nam thường cuốn kèm với bún tươi, riêng người miền Trung thì không có hoặc rất ít. Một điểm nữa là người miền Trung thường chấm với nước lèo, mắm nêm, riêng người miền Nam thì ăn với nước mắm pha chua ngọt.

Theo eva

Chè Trôi Nước Bột Báng * Sai Mon Thi Dan

1 gói (14oz. – 400gr) bột báng hiệu con cá (hiệu này thật ngon và sạch)

–nấu nước thật sôi đổ ra 1 cái tô khoãng 1 cup hoà với đường và muối – khi còn nóng đổ ngay vô thau bột báng – thấy bật nước chưa tới đâu thì thêm nước sôi thêm vô cho cao hơn mặt bột báng độ 1/2 đốt ngón tay (như mình đong nước nấu cơm) – khuấy đều rồi đậy nắp để nỡ 2 giờ – trong thời gian này thì nấu đậu làm nhân.

–sau khi bột báng nỡ – dùng thìa khuấy bột lên cho dẽo + thêm 2 tsp bột năng – nếu thấy dính cục nặng tay thì thêm tí nước ấm còn lại từ từ ít một vào – cho đến khi mình được độ dẽo bắt bánh.

–Chia bột báng ra làm 25 phần – cán mõng – vo viên nhân đậu ở giữa – để vô khay, chờ nắn xong hãy luộc.

–để nồi nước nhiều thật sôi hãy thả độ 10 viên vô luộc đến khi thấy vỏ trong thì vớt ra cho vào nồi nước đường gừng nấu sẵn –

–đun sôi nồi chè lên rồi hãy tắt bếp như thế sẽ không bị hư.

1 gói đậu xanh rửa lại với nước ở sink nhiều lần

1 lon nước cốt dừa đun sôi – đổ vào đậu xanh 2/3 phần cốt dừa rồi thêm nước ấm cho ngập đậu cao hơn khoãng 1/2 đốt ngón tay + 1 tsp muối = để đậu nỡ 1giờ.

Bắt nồi đậu nỡ lên nấu – khi cạn – hạ lửa đậy nắp để 10 phút đậu chín – cho 1 cup đường rồi tán hay xay nhuyễn –

cho ra chảo non-stick sên cho ráo đậu – phi ít mỡ hành – đổ ra để nguội rồi hoà vào đó 2 tsp bột tàn mì (wheat starch hay bột nếp rang/Koh-Fun) hoà tan rồi cho vô đậu – tiếp tục sên 5 phút đậu sẽ không còn dính chảo nữa – dích nhân ra khay đậy nylon wrap phủ hết để không khô đậu rồi để nguội – chia nhân và vo viên.

Đậu nêm vừa ngọt ngọt và béo thêm tí mặn mòi thì ngon lắm.

1/3 lon nước cốt dừa để dành lại sau khi cho 2/3 lon vô đậu xanh thì mình đun sôi lên + muối + đường, nêm sao cho vừa ngọt ngọt mằn mặn béo béo – có thể cho chút bột báng nỡ của phần vỏ vào cho nước cốt được sền sệt – sau cùng xắt nhỏ 1 tép hành lá cho vào nước cốt dừa – để sôi lại thì tắt bếp đổ ra chén chờ khi ăn rưới lên chè 1 ít.

Múc 1 viên chè trôi nước bột báng ra chén cho ít cốt dừa lên trên.

Kinh nghiệm= nên đeo găn tay nhựa loại trong này thì bắt bánh rất dể – bột bánh sẽ không dính tay – Đeo găn tay vào, rửa tay lại với soap cho sạch rồi thoa ít dầu vào găn tay – xong là ta có thể bắt hết bánh mà không dính tay.

** Nếu thích làm bánh trôi nước bột báng lá dứa thì xay lá dứa vắt lấy nước – đong lường như trên rồi đổ vô thau bột báng. Vỏ bánh sẽ có mầu xanh nhè nhẹ và thơm mùi lá dứa.

Chúng ta cũng có thể làm bánh có mầu tím của lá cẫm cũng ngon và đẹp nữa.

Giá Rẻ, Trứng Chất Đầy Kho, Gia Re Trung Chat Day Kho

Giá rẻ, trứng chất đầy kho

Sau đợt tăng giá bất thường dịp trước tết, đến nay giá trứng gia cầm đang sụt giá thê thảm. Ở nhiều nơi, do không tiêu thụ được trứng, chủ trại chăn nuôi lâm cảnh thua lỗ, nợ nần, phải đem vứt bỏ trứng.

Trang trại đổ bỏ trứng

Đã hơn 1 tháng nay, ông Đinh Sỹ Chung ở xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp (Ninh Bình) cứ mỗi lần nhìn thấy gà đẻ trứng ra là lại… sợ. Sợ bởi gà đẻ càng nhiều, lượng trứng tồn kho càng lớn. Nếu trước tết, giá mỗi quả trứng 2.200 đồng, thì thời điểm này dù đã giảm chỉ còn 1.100 đồng/quả, nhưng vẫn không có người mua.

Hiện nay, hàng ngày công nhân phải nhặt ra số trứng hết hạn để bỏ đi hoặc làm thức ăn chăn nuôi. Ông Chung tiết lộ là gần đây trang trại đã phải đổ bỏ 2 xe trứng, mỗi xe khỏang 200.000 quả.

Ông Đinh Quốc Sự – Chi cục Thú y tỉnh Ninh Bình cho biết: Ở Ninh Bình có 3 trang trại chăn nuôi gà lớn, trong đó trang trại của ông Đinh Sỹ Chung lớn nhất, những trang trại còn lại nuôi 5.000 – 10.000 gà đẻ. Trang trại của ông Chung rộng 3ha với tổng vốn đầu tư trên 30 tỷ đồng, có 6 dãy nhà chăn nuôi (mỗi gian rộng 1.200m2) với công suất tối đa có thể nuôi tới hơn 60.000 gà, song hiện tại lượng gà đã giảm 40% và số công nhân cũng phải cắt giảm 40% so với thời điểm cuối năm 2012.

“Để làm ra được 1 quả trứng gà công nghiệp, chi phí con giống, thức ăn, tiền công… ít nhất 1.700 – 1.800 đồng/quả, với giá bán chỉ 1.100 đồng, mỗi quả trứng bị lỗ 600-700 đồng/quả” – ông Chung cho biết. Dù đã chủ động cắt giảm đàn gà, nhưng tính trung bình, mỗi ngày trang trại của ông đang lỗ 15-18 triệu đồng.

Tại trang trại của ông Đinh Sỹ Chung (xã Yên Sơn, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đang tồn kho hơn 300.000 quả trứng.

Vốn là một chủ trang trại nuôi gà lớn nhất miền Bắc, song thời điểm này, ông Phạm Văn Lợi (xã Ái Quốc, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cũng đang điêu đứng do không tiêu thụ được trứng. Để “giải phóng” số lượng trứng tồn khổng lồ, ông đã phải chấp nhận ký hợp đồng để bán cho một số nơi với giá chỉ còn 50% (1.000 đồng/quả). Ông Lợi tâm sự: “Từ sau Tết Nguyên đán tới nay, do sức mua giảm, chúng tôi đã phải cắt giảm 50% nhân công và giảm số lượng gà từ 140.000 xuống 60.000 con”.

Không biết kêu ai

Không chỉ có trứng mà giá gà thương phẩm, cả giá gà giống và gà thương phẩm cũng đang giảm mạnh. Ông Hoàng Huy Hào ở thôn Đồng Lâm, xã Đồng Kỳ, huyện Yên Thế (Bắc Giang) cho biết, giá gà chỉ được một thời gian trước Tết Nguyên đán tăng cao, hiện đã giảm chỉ còn 58.000 đồng/kg, nếu hạch toán cụ thể, hiện người nuôi đã lỗ 3-5 triệu đồng/1.000 con gà.

Trong khi đó, theo ông Vũ Kỳ Truyền – chủ trại gà giống ở Chương Mỹ (Hà Nội), trước tết, giá gà thương phẩm nhích lên, lượng tiêu thụ cao nên giá gà giống cũng tăng theo. Tuy nhiên chỉ được khoảng 2 tháng, sau tết nhu cầu gà thịt giảm mạnh, giá gà giống lại tụt dốc, không thể bù được khoản lỗ cả năm 2012. Vì thế, theo ông Truyền, nếu chăn nuôi trong nước cứ bấp bênh như hiện nay, mà thiếu sự can thiệp của Nhà nước bảo hộ người chăn nuôi thì chỉ trong vài năm nữa ngành chăn nuôi trong nước sẽ “chết”.

Theo nhiều chủ trang trại, họ đang phải đánh cược trong một “cuộc chơi không sòng phẳng” trên thị trường chăn nuôi hiện nay. Ông Đinh Sỹ Chung cho biết, trong suốt 10 năm làm trang trại, đến nay ông chưa được hỗ trợ bất cứ một chính sách, hỗ trợ gì từ Nhà nước.

Từ việc làm trang trại phải bỏ tiền ra mua đất đến con giống, khoa học kỹ thuật, đầu ra cho sản phẩm… kể cả tiền mua thức ăn chăn nuôi là chi phí tốn nhất (trung bình mỗi ngày mất 80 triệu đồng), nhưng cũng rất khó để vay được vốn từ ngân hàng.

Suốt từ tháng 2 -11/2012, chăn nuôi liên tiếp thua lỗ, có thời điểm giá trứng còn 900 đồng/quả, nhưng đến cuối năm giá trứng tăng lên là thời điểm gỡ lại tiền lỗ vốn thì Bộ Công Thương lại dùng mệnh lệnh hành chính bắt hạ giá xuống, làm cho giá trứng của hộ chăn nuôi cũng phải hạ theo.

“Tôi lỗ cả năm 1,5 tỷ có ai quan tâm tới không? Nếu nói là tăng giá trứng cao, thì thời điểm cuối năm 2012 cũng chỉ đạt 2.500 đồng/quả, tức là giá bán cũng chỉ cao hơn giá thành sản xuất có 500 đồng và người tiêu dùng có ăn trứng cũng chỉ phải chi phí thêm vài nghìn đồng.

Hiện giá trứng rẻ sao không thấy người tiêu dùng phàn nàn? Theo tôi, phải đưa ra quỹ bình ổn giá để hỗ trợ người chăn nuôi như chúng tôi chứ không thể tạo ra một sân chơi không công bằng như hiện nay được” – ông Chung bức xúc.

Ông Nguyễn Đức Trọng – Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi (Bộ NNPTNT) cho rằng năm 2012, người chăn nuôi thua lỗ triền miên trong suốt 7 tháng nhưng khi giá tăng lên là thời điểm gỡ lại, thì lại bị ép giảm giá xuống nên chưa thể bù lỗ.

“Hiện nay, khi giá giảm chẳng thấy có ai nhắc tới nỗi khổ của người chăn nuôi cả. Trứng hiện không phải là mặt hàng bình ổn giá, nên theo tôi nếu đã can thiệp thì phải can thiệp cả lúc giá tăng và lúc giảm để đảm bảo cho người chăn nuôi ít nhất bán được bằng giá thành sản xuất” – ông Trọng nói.

Theo Thanh Xuân – Hữu Thông (Dân Việt)