Top 12 # Những Món Ăn Vặt Có Thể Tự Làm Ở Nhà Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Misshutech.com

Top Những Món Ngon Hong Kong Bạn Có Thể Tự Làm Tại Nhà

1. Trà sữa kiểu Hong Kong

Hồng trà sữa Kông là một loại thức uống có nguồn gốc ở Hồng Kông, được làm từ trà và sữa. Nó thường là một phần của bữa ăn trưa trong văn hóa trà Hồng Kông, cách làm không khó, tại Việt Nam bạn hoàn toàn có thể biến tấu nó từ trà túi lọc, vị ngon rất giống trà sữa hong kong.

Trà túi lọc 2 gói

Đường nâu 1 muỗng cà phê

Sữa đặc 3 muỗng canh

– Đun 250ml nước sôi. Cho 2 túi trà vào ngâm trong 5 phút cho ra nước đậm đặc, nâng túi trà lên, ép nhẹ để lấy thêm nước trà rồi bỏ túi lọc.

– Khi nước trà còn nóng cho đường vào hòa tan. Nếu không có đường vàng bạn có thể thay bằng đường trắng. Thêm sữa vào khuấy đều. Bạn có thể tăng hoặc giảm lượng sữa tùy thích.

– Có thể dùng nóng hoặc thưởng thức cùng bánh mì đều ngon.

2. Bánh trứng nướng Hong Kong

Bánh trứng gà non hay còn gọi là Egg waffles là một trong những món bánh có nguồn gốc từ Hongkong đang “làm mưa làm gió” trên khắp các diễn đàn ẩm thực Việt Nam trong thời gian gần đây!

Bột mì 200 gr

Bột nở (baking powder) 1 muỗng cà phê

Bột sắn dây 1/2 muỗng canh

Trứng gà 2 quả

Đường trắng 150 gr

Sữa đặc không đường 2 muỗng canh

Dầu ăn 1 muỗng canh

Vani 1 muỗng cà phê

– Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong 1 cái tô lớn rồi trộn cho đến khi các phần nguyên liệu quyện đều với nhau. Đặt hỗn hợp này vào trong tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi nướng bánh.

– Rót hỗn hợp làm bánh vào từ giữa khuôn, đậy nắp khuôn lại rồi lật thật nhanh và giữ khuôn thật chặt để chắc chắn rằng hỗn hợp bánh không rò rỉ ra ngoài. Nướng mỗi mặt khoảng 2 phút (hoặc hơn tùy vào nhiệt độ của bếp).

#tip: Tùy vào loại khuôn bánh bạn chọn mua mà có nhiều cách sử dụng khác nhau: có thể đặt trực tiếp khuôn lên bếp hoặc phải có dây nối phù hợp để sử dụng. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng rồi làm nóng mỗi mặt khuôn khoảng 1-2 phút rồi phết dầu thực vật vào lòng khuôn.

– Sau khi nướng bánh đủ thời gian thì mở khuôn, lấy bánh ra khỏi chảo và đặt lên đĩa rồi thưởng thức ngay khi bánh còn nóng!

3. Bánh Tart trứng kiểu Hong Kong

Chỉ với 35 phút cùng những thao tác đơn giản, bạn đã có điểm tâm bánh tart với lớp vỏ thơm giòn cùng nhân custard béo ngậy thơm lừng cả căn bếp của bạn.

Đường trắng 150 gr

Trứng gà 4 quả

Sữa đặc 60 ml

Vani nước 1/2 muỗng cà phê

– Cho 150g đường và 350ml nước lọc vào nồi, đun sôi và để sang một bên cho nguội.

– Cho trứng vào thau, đánh đều lên. Cho 60ml sữa đặc, nước đường, tinh chất vani và trộn đều hỗn hợp.

– Đổ hỗn hợp qua rây vào khuôn và đem nướng ở nhiệt độ 220 độ C trong khoảng 20-25 phút là được.

– Bánh chín béo mềm ngon ngọt hấp dẫn lắm đấy!

4. Dimsum tôm nóng hổi

Những chiếc bánh Dimsum tôm trong suốt với nhân tôm hồng nhạt rất đẹp mắt, lớp vỏ mềm hơi dai và nhân tôm ngọt thơm ăn mãi không ngán!

Bột mì 110 gr

Bột năng 2 muỗng cà phê

Dầu ăn 1 muỗng cà phê

Muối 1/4 muỗng cà phê

Tôm tươi 150 gr

Gừng băm 1/2 muỗng cà phê

Rượu trắng 2 muỗng cà phê

Mè trắng 2 muỗng canh

Nước tương 2 muỗng cà phê

Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Hành lá 1 cây

– Sơ chế nguyên liệu. Lấy một cái tô, cho tôm bằm mịn, hành lá, gừng băm, rượu trắng, tiêu, nước tương, mè trắng, dầu ăn. Trộn đều tất cả các nguyên liệu với nhau. Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ cắt lát mỏng.

– Trong 1 tô lớn, trộn bột mì, bột năng, muối, dầu ăn với nhau. Sau đó từ từ đổ 190 ml nước sôi vào. Dùng đũa đảo đều hỗn hợp bột.

– Vì bột sẽ rất nóng nên đợi một chút, sau đó dùng tay nhào kỹ hỗn hợp bột mịn mượt là được. Chia bột thành những phần đều nhau.

– Phần bột cán tròn, mỏng sau đó múc một thìa nhân tôm vào. Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ miết lại mép của dimsum, sau đó gấp nếp mép dimsum từ trái sang phải.

– Đặt nồi hấp lên bếp, đun sôi nước, khi nước bắt đầu bốc hơi thì lần lượt xếp các miếng cà rốt vào nồi sau đó đặt từng miếng dimsum lên trên miếng cà rốt.

– Hấp bánh chừng 10 phút hoặc đến khi thấy bột trong là bánh đã chín. Gắp ra ăn nóng.

5. Mì hoành thánh

Sợi mì dai dai mà không cứng, gan và trứng bùi bùi cùng những miếng hoành thánh tôm thịt thơm ngon và nước dùng ngọt đậm đà tạo nên vị ngon đặc trưng của món mì hoành thánh.

Mì vắt 2 miếng

Thịt nạc vai 200 gr

Tôm tươi 150 gr

Củ năng 2 củ

Trứng gà 1 quả

Nước tương 1 muỗng cà phê

Đường trắng 1 muỗng cà phê

Bột bắp 1/2 muỗng cà phê

Rượu vang 1/2 muỗng cà phê

Dầu mè 1/2 muỗng cà phê

Tiêu 1/2 muỗng cà phê

Giấm đỏ 20 ml

Vỏ hoành thánh 10 miếng

Nước dùng gà 500 ml

– Thịt xối qua nước sôi cho tiết bớt hôi, rửa sạch, cắt mỏng, băm nhuyễn. Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ tôm, băm sơ hoặc tôm nhỏ thì không cần băm. Củ năng gọt vỏ, bào hoặc cắt mỏng rồi băm nhỏ. Cho tất cả vào 1 tô và đập thêm vào 1 quả trứng. Hẹ và xà lách rửa sạch để ráo, hẹ cắt khúc ngắn còn rau để nguyên từng tàu lá.

– Cho tất cả các gia vị sau vào tô thịt – tôm – trứng: nước tương, đường, bột bắp, rượu vang, tiêu, dầu mè. Đảo thật đều các nguyên liệu trong tô rồi ướp chừng 10 phút cho ngấm đều hương vị.

– Để phần nhân được đều, nên dùng 1 muỗng nhỏ xúc đều 1 muỗng nhân vừa đủ vào giữa vỏ hoành thánh rồi túm chụm phần miệng bánh lại như một hom giỏ, có thể chấm chút nước cho dễ dính. Chỉ cần gói lỏng tay. Sau khi gói đủ hoành thánh, cho chúng vào nồi nhiều nước sôi luộc cho tới khi hoành thánh nổi lên mặt nước là chín. Vớt ra xối hoặc nhúng luôn nước lọc cho hoành thánh đỡ dính vào nhau.

– Nấu mì vắt với nước dùng gà hoặc nước xương ninh đủ đậm. Khi mì chín vớt mì ra tô, trụng hẹ và xà lách qua nước dùng đun sôi rồi xếp trở lại tô mì. Xếp hoành thánh lên trên mì.

Thưởng Thức 6 Món Ăn Vặt Từ Chuối Cực Hấp Dẫn Có Thể Tự Làm Tại Nhà

Chuối không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào mà còn có giá thành rất rẻ so với các loại trái cây khác. Đặc biệt, chuối có thể làm ra rất nhiều món ăn đặc sắc. Trong bài viết này, Tấm Food sẽ gợi ý cho bạn một số cách làm món ăn vặt từ chuối. Hãy tham khảo ngay cách làm 6 món ăn vặt từ chuối cực kỳ đơn giản mà không kém phần hấp dẫn!

Công thức cách làm 6 món ăn vặt từ chuối:

Các món ăn vặt làm từ chuối chín

Chuối nếp nướng

Nguyên liệu:

Cách làm:

Đem gạo nếp ngâm qua đêm sau đó vo sạch gạo. Pha nước dừa tươi vào nồi gạo hấp. Khoảng 20 phút sau thì trộn 1 thìa muối vào trong gạo và tiếp tục hấp.

Sau khi nếp chín thì cho thêm lượng đường vừa đủ và hấp đến khi nếp khô.

Chuối bỏ vỏ và ướp với đường.

Trải lá chuối ra, cho một lớp gạo nếp lên, đặt chuối ở giữa rồi gói lại.

Đem chuối đã bọc nếp bỏ vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 40 phút

Cho chuối ra đĩa, cắt thành từng miếng nhỏ vừa miệng, chan nước cốt dừa lên trên và rắc một ít đậu phộng rang, mè.

Chè chuối nếp cẩm

Nguyên liệu:

Cách làm:

Đem nếp cẩm vo sạch và để ráo nước. Mẹo nhỏ giúp nếp mềm và dễ nở là ngâm nếp khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu

Cho nếp và nước cùng một xíu muối vào nồi, nấu chín cho đến khi sánh như cháo. Trước khi lấy xuống, bạn cho thêm đường để có độ ngọt vừa ý rồi nấu thêm 5-7 phút, sau đó tắt bếp để nguội.

Cắt chuối dọc thành 4 phần, rồi cắt khúc nhỏ khoảng 2cm.

Cho chuối, nước cốt dừa, đường và một ít muối vào nồi nấu đến khi chuối chín thì tắt bếp.

Lấy nếp cẩm ra bát rồi cho thêm chuối và nước cốt dừa lên trên. Chè chuối nếp cẩm sẽ ngon hơn nếu cho thêm một ít đá bào.

Nem chuối

Nguyên liệu:

Cách làm:

Chuốt bỏ vỏ, cắt làm đôi sau đó cắt dọc thành 4 phần.

Trải bánh tráng bía ra, cho chuối và phô mai vào và cuốn lại. Lưu ý nhúng một ít nước ở đầu bánh tráng để tránh bánh bị bung ra.

Cho dầu vào chảo, bật nhỏ lửa và cho nem chuối vào chiên đến khi vàng thì vớt ra.

Có thể dùng tương cà hoặc tương chua ngọt chấm để tăng thêm hương vị.

Kem chuối

Nguyên liệu:

Cách làm:

Chuối bỏ vỏ rồi cắt thành 2-3 lát. Đậu phộng rang giã nhỏ.

Cho nước cốt dừa, đường, muối thêm một ít bột năng vào nồi nấu đến khi hỗn hợp sánh mịn.

Xếp chuối đã cắt vào trong hộp, rắc đậu phộng rang và dừa nạo lên trên. Sau đó đổ nước cốt dừa đã nấu vào. Lặp lại bước này nhiều lần cho đến khi hết nguyên liệu.

Cho hộp chuối vào tủ đông và lấy ra khi muốn thưởng thức thôi nào.

Các món ăn vặt làm từ chuối xanh:

Snack chuối

Nguyên liệu:

Cách làm:

Cho nước lạnh và đường vào một to lớn, khuấy đều.

Chuối gọt vỏ rồi ngâm vào hỗn hợp nước mới pha khoảng 7p. Sau đó vớt chuối ra để ráo nước, bảo thành từng miếng mỏng.

Đổ dầu vào chảo và đợi đến khi dầu sôi thì cho chuối vào với lửa vừa. Sau khi chuối vàng giòn thì vớt ra để ráo dầu rồi cho ra dĩa.

Cho 100gr đường và 70ml nước vào chảo dầu sôi với lửa vừa. Sau đó thả thật nhẹ chuối vừa chiên vào chảo. Đợi đến khi đường bám vào quanh lát chuối thì lấy ra để khô và ăn.

Chuối quết dừa

Nguyên liệu:

Cách làm:

Chuối rửa sạch và luộc chín khoảng 20-30 phút rồi vớt ra.

Ngâm chuối vào nước lạnh rồi bóc vỏ.

Bỏ chuối vào trong tô lớn rồi dầm nát, bỏ thêm 1 muỗng canh đường và ¼ muỗng cà phê muối.

Trộn đều hỗn hợp rồi dùng chày giã nát cho chuối quyện vào dừa và thấm đều gia vị là được.

Tấm Food đã gợi ý cho bạn 6 món ăn vặt từ chuối cực kỳ đơn giản và hấp dẫn. Trong thời gian ở nhà chống dịch, tranh thủ làm những món ăn vặt từ chuối để bổ sung dinh dưỡng ngay nào.

HOTLINE: 0902680274 – 0563667455

FANPAGE: https://www.facebook.com/nhatamfood/

? https://food.nhatamsem.com/

☎️ 056 366 7455

? https://www.facebook.com/nhatamfood/

5 Món Ngon Từ Thanh Long Bạn Có Thể Tự Làm Tại Nhà 2022

Không chỉ ăn trực tiếp, bạn còn có thể thưởng thức thêm nhiều hương vị hơn với sinh tố thanh long và nhiều món ngon khác được làm từ thanh long nữa đấy!

Trái thanh long là loại trái cây nhiệt đới có hình dạng khá lạ mắt với lớp vỏ màu hồng sậm cùng các lá màu xanh nhạt. Mỗi trái thanh long có chứa khoảng 60 calo, đồng thời là nguồn giàu vitamin C, B1, B2, B3 và các chất khoáng như sắt, canxi và phốt pho.

Thanh long có vị ngọt dịu thanh mát nên từ lâu đã trở thành loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng. Chỉ cần ăn một miếng thanh long, bạn đã có thể nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể vào những ngày nắng nóng.

1. Cách chế biến món sinh tố thanh long

2 trái thanh long chín, ngọt (Bạn có thể chọn loại thanh long ruột trắng hoặc đỏ tùy theo sở thích của bạn. Tuy nhiên, sinh tố thanh long ruột đỏ sẽ có màu sắc bắt mắt hơn đấy)

1 trái chanh tươi

4 thìa cà phê (20ml) mật ong nguyên chất

6 thìa cà phê (30ml) sữa đặc có đường

100 ml sữa tươi có đường (hoặc không đường nếu bạn không thích ăn ngọt quá)

Một ly đá bào

2-3 lá bạc hà để tăng cường vị thanh mát (bạn có thể lược bỏ nếu không muốn)

Một ít hạt é (nếu bạn thích)

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và lá bạc hà, để ráo nước.

♥ Bước 3: Gọt bỏ phần vỏ và thái hạt lựu phần thịt thanh long (để máy dễ xay hơn). Bạn nên múc một ít viên thanh long để trang trí và ăn kèm với món sinh tố (nếu không có muỗng múc viên, bạn có thể chừa lại một ít thanh long xắt hạt lựu để thay thế).

♥ Bước 4: Cho hết phần thanh long đã sơ chế vào máy xay, thêm vào một ít nước cốt chanh, 4 thìa mật ong, 6 thìa sữa đặc cùng 100ml sữa tươi và xay cho đến khi món sinh tố nhuyễn mịn.

♥ Bước 5: Cho phần đá bào đã chuẩn bị sẵn vào máy xay và xay tiếp tục trong vòng 3-5 phút. Trong quá trình này, bạn có thể thử nếm sinh tố để gia tăng hay giảm bớt vị ngọt cùng mật ong hoặc sữa đặc. Nếu thích ăn chua, bạn cũng có thể điều chỉnh vị chua của món sinh tố này cùng một ít nước cốt chanh.

♥ Bước 6: Rót sinh tố ra 2 ly, cho thêm vào phần thanh long còn dư và trang trí vào miệng ly 2 lát chanh mỏng. Nếu muốn, bạn có thể rưới thêm một ít sữa đặc lên trên cùng 1-2 muỗng hạt é để tăng hương vị cũng như khiến ly sinh tố trông bắt mắt hơn nữa.

2. Cách chế biến nước ép thanh long

Bạn cần chuẩn bị:

1/2 quả thanh long chín và ngọt (ruột đỏ hoặc ruột trắng tùy theo sở thích)

2 thìa cà phê đường trắng

Nửa ly đá bào

Vài lát dứa tươi (nếu bạn thích)

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và gọt vỏ, xắt thành các miếng vừa phải.

♥ Bước 2: Cho thanh long và vài lát dứa vào máy ép hoa quả để vắt lấy nước.

♥ Bước 3: Cho phần nước ép vừa hoàn thành vào nửa ly đá bào đã chuẩn bị sẵn, thêm vào ít đường (tùy theo khẩu vị của bạn).

♥ Bước 4: Trang trí thêm một vài lát thanh long tươi và khuấy đều trước khi thưởng thức!

3. Cách pha chế món rượu thanh long

Để có thể pha chế món rượu thanh long, bạn cần chuẩn bị:

600g thịt quả thanh long ruột đỏ

250g đường phèn

600 ml rượu

Bình ủ rượu (bạn có thể chọn bình thủy tinh hoặc bình sành)

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và thái thành các miếng nhỏ.

♥ Bước 2: Cho hết 600g thanh long vào trong bình ủ theo công thức cứ một lớp thanh long bạn lại phủ lên một lớp đường phèn mỏng.

♥ Bước 3: Đổ rượu vào bình ủ và đậy kín nút.

♥ Bước 4: Để bình ủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

♥ Bước 5: Sau 3 tháng, nếu bạn ngửi thấy rượu dần tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ, hãy mang rượu đi lọc bỏ xác thanh long và đổ lại vào bình ủ.

♥ Bước 6: Mỗi khi uống, hãy múc lượng rượu vừa đủ ra ly, cho thêm một ít đá vào và lắc đều trước khi dùng.

Lưu ý những người thuộc nhóm sau tuyệt đối không nên uống rượu thanh long: người bị bệnh tiểu đường, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em. Việc uống rượu này có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe đáng ngại. Ngoài ra, tránh tuyệt đối lạm dụng rượu thanh long, bạn chỉ nên uống khoảng 40-50 ml mỗi ngày.

4. Cách chế biến món siro thanh long

Để chế biến một bình si rô thanh long mát lạnh, bạn cần chuẩn bị:

2 kg thanh long ruột đỏ

200g đường cát

15 quả tắc (quả quất)

300 ml nước lọc đun sôi để nguội.

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và để ráo nước. Gọt vỏ thanh long và cắt thành nhiều miếng.

♥ Bước 2: Cho thanh long vào máy ép trái cây để lọc lấy nước cốt.

♥ Bước 3: Cắt những quả tắc làm đôi, lược bỏ phần hạt và vắt lấy nước cốt.

♥ Bước 4: Hòa tan nước cốt thanh long cùng 300ml nước lọc trong một cái nồi, thêm vào 200g đường. Đun sôi trên bếp với lửa nhỏ (mức lửa thấp nhất) để tránh hỗn hợp sôi bùng tạo bọt khí.

♥ Bước 5: Khi đường đã tan hết và dung dịch có độ sánh vừa phải, tắt bếp và để nguội bớt trước khi cho nước cốt tắc vào. Khuấy đều và nêm nếm để điều chỉnh độ chua ngọt theo khẩu vị.

♥ Bước 6: Để siro nguội hẳn, sau đó rót vào bình thủy tinh, đậy kín nút và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

5. Cách chế biến món kem thanh long

Để chế biến kem thanh long, bạn cần chuẩn bị:

2 quả thanh long ruột đỏ chín và ngọt (bạn cũng có thể thay thế bằng thanh long ruột trắng nếu muốn)

Nước cốt 1 trái chanh tươi

20g đường trắng

100 ml sữa đặc có đường

150 ml sữa tươi

200 ml kem tươi (nếu muốn kem xốp mịn)

Máy xay sinh tố, rây để lọc, máy đánh trứng, khuôn làm kem

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long, gọt bỏ phần vỏ và thái hạt lựu 2 quả thanh long.

♥ Bước 2: Cho thanh long vào trộn cùng với đường trắng, nước cốt chanh trong một cái tô lớn. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô và để vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 30 phút.

♥ Bước 3: Lấy hỗn hợp ra khỏi ngăn mát và cho vào máy xay sinh tố và bắt đầu xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Bạn nên lọc qua rây vài lần để hỗn hợp mịn hoàn toàn bởi vì điều này sẽ giúp kem xốp hơn, tránh bị lợn cợn.

♥ Bước 4: Sau khi lọc kỹ, cho hỗn hợp vào một tô lớn, cho thêm vào phần sữa đặc, sữa tươi và kem sữa đã chuẩn bị sẵn. Dùng máy đánh trứng đánh bông hỗn hợp lên, lưu ý trong khi đánh, bạn phải đánh theo một chiều nhất định và tăng dần tốc độ để đảm bảo tất cả nguyên liệu hoàn toàn quyện vào nhau.

♥ Bước 5: Hãy cho hỗn hợp kem vừa đánh nhuyễn mịn vào hộp đựng hoặc khuôn kem que, đậy kín nắp và cho vào ngăn đông tủ lạnh. Lưu ý cứ mỗi 30 phút bạn nên lấy kem ra và trộn đều tay. Sau đó lại tiếp tục cho vào ngăn đông tủ lạnh. Hãy thực hiện công đoạn này liên tiếp 6-7 lần cho đến khi bạn thấy kem dần trở nên xốp mịn.

5 Món Ngon Từ Thanh Long Bạn Có Thể Tự Làm Tại Nhà 2022

Không chỉ ăn trực tiếp, bạn còn có thể thưởng thức thêm nhiều hương vị hơn với sinh tố thanh long và nhiều món ngon khác được làm từ thanh long nữa đấy!

Trái thanh long là loại trái cây nhiệt đới có hình dạng khá lạ mắt với lớp vỏ màu hồng sậm cùng các lá màu xanh nhạt. Mỗi trái thanh long có chứa khoảng 60 calo, đồng thời là nguồn giàu vitamin C, B1, B2, B3 và các chất khoáng như sắt, canxi và phốt pho.

Thanh long có vị ngọt dịu thanh mát nên từ lâu đã trở thành loại trái cây được rất nhiều người ưa chuộng. Chỉ cần ăn một miếng thanh long, bạn đã có thể nhanh chóng bổ sung năng lượng cho cơ thể vào những ngày nắng nóng.

1. Cách chế biến món sinh tố thanh long

2 trái thanh long chín, ngọt (Bạn có thể chọn loại thanh long ruột trắng hoặc đỏ tùy theo sở thích của bạn. Tuy nhiên, sinh tố thanh long ruột đỏ sẽ có màu sắc bắt mắt hơn đấy)

1 trái chanh tươi

4 thìa cà phê (20ml) mật ong nguyên chất

6 thìa cà phê (30ml) sữa đặc có đường

100 ml sữa tươi có đường (hoặc không đường nếu bạn không thích ăn ngọt quá)

Một ly đá bào

2-3 lá bạc hà để tăng cường vị thanh mát (bạn có thể lược bỏ nếu không muốn)

Một ít hạt é (nếu bạn thích)

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và lá bạc hà, để ráo nước.

♥ Bước 3: Gọt bỏ phần vỏ và thái hạt lựu phần thịt thanh long (để máy dễ xay hơn). Bạn nên múc một ít viên thanh long để trang trí và ăn kèm với món sinh tố (nếu không có muỗng múc viên, bạn có thể chừa lại một ít thanh long xắt hạt lựu để thay thế).

♥ Bước 4: Cho hết phần thanh long đã sơ chế vào máy xay, thêm vào một ít nước cốt chanh, 4 thìa mật ong, 6 thìa sữa đặc cùng 100ml sữa tươi và xay cho đến khi món sinh tố nhuyễn mịn.

♥ Bước 5: Cho phần đá bào đã chuẩn bị sẵn vào máy xay và xay tiếp tục trong vòng 3-5 phút. Trong quá trình này, bạn có thể thử nếm sinh tố để gia tăng hay giảm bớt vị ngọt cùng mật ong hoặc sữa đặc. Nếu thích ăn chua, bạn cũng có thể điều chỉnh vị chua của món sinh tố này cùng một ít nước cốt chanh.

♥ Bước 6: Rót sinh tố ra 2 ly, cho thêm vào phần thanh long còn dư và trang trí vào miệng ly 2 lát chanh mỏng. Nếu muốn, bạn có thể rưới thêm một ít sữa đặc lên trên cùng 1-2 muỗng hạt é để tăng hương vị cũng như khiến ly sinh tố trông bắt mắt hơn nữa.

2. Cách chế biến nước ép thanh long

Bạn cần chuẩn bị:

1/2 quả thanh long chín và ngọt (ruột đỏ hoặc ruột trắng tùy theo sở thích)

2 thìa cà phê đường trắng

Nửa ly đá bào

Vài lát dứa tươi (nếu bạn thích)

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và gọt vỏ, xắt thành các miếng vừa phải.

♥ Bước 2: Cho thanh long và vài lát dứa vào máy ép hoa quả để vắt lấy nước.

♥ Bước 3: Cho phần nước ép vừa hoàn thành vào nửa ly đá bào đã chuẩn bị sẵn, thêm vào ít đường (tùy theo khẩu vị của bạn).

♥ Bước 4: Trang trí thêm một vài lát thanh long tươi và khuấy đều trước khi thưởng thức!

3. Cách pha chế món rượu thanh long

Để có thể pha chế món rượu thanh long, bạn cần chuẩn bị:

600g thịt quả thanh long ruột đỏ

250g đường phèn

600 ml rượu

Bình ủ rượu (bạn có thể chọn bình thủy tinh hoặc bình sành)

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và thái thành các miếng nhỏ.

♥ Bước 2: Cho hết 600g thanh long vào trong bình ủ theo công thức cứ một lớp thanh long bạn lại phủ lên một lớp đường phèn mỏng.

♥ Bước 3: Đổ rượu vào bình ủ và đậy kín nút.

♥ Bước 4: Để bình ủ ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

♥ Bước 5: Sau 3 tháng, nếu bạn ngửi thấy rượu dần tỏa ra mùi thơm dịu nhẹ, hãy mang rượu đi lọc bỏ xác thanh long và đổ lại vào bình ủ.

♥ Bước 6: Mỗi khi uống, hãy múc lượng rượu vừa đủ ra ly, cho thêm một ít đá vào và lắc đều trước khi dùng.

Lưu ý những người thuộc nhóm sau tuyệt đối không nên uống rượu thanh long: người bị bệnh tiểu đường, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em. Việc uống rượu này có thể gây ra một số nguy cơ sức khỏe đáng ngại. Ngoài ra, tránh tuyệt đối lạm dụng rượu thanh long, bạn chỉ nên uống khoảng 40-50 ml mỗi ngày.

4. Cách chế biến món siro thanh long

Để chế biến một bình si rô thanh long mát lạnh, bạn cần chuẩn bị:

2 kg thanh long ruột đỏ

200g đường cát

15 quả tắc (quả quất)

300 ml nước lọc đun sôi để nguội.

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long và để ráo nước. Gọt vỏ thanh long và cắt thành nhiều miếng.

♥ Bước 2: Cho thanh long vào máy ép trái cây để lọc lấy nước cốt.

♥ Bước 3: Cắt những quả tắc làm đôi, lược bỏ phần hạt và vắt lấy nước cốt.

♥ Bước 4: Hòa tan nước cốt thanh long cùng 300ml nước lọc trong một cái nồi, thêm vào 200g đường. Đun sôi trên bếp với lửa nhỏ (mức lửa thấp nhất) để tránh hỗn hợp sôi bùng tạo bọt khí.

♥ Bước 5: Khi đường đã tan hết và dung dịch có độ sánh vừa phải, tắt bếp và để nguội bớt trước khi cho nước cốt tắc vào. Khuấy đều và nêm nếm để điều chỉnh độ chua ngọt theo khẩu vị.

♥ Bước 6: Để siro nguội hẳn, sau đó rót vào bình thủy tinh, đậy kín nút và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

5. Cách chế biến món kem thanh long

Để chế biến kem thanh long, bạn cần chuẩn bị:

2 quả thanh long ruột đỏ chín và ngọt (bạn cũng có thể thay thế bằng thanh long ruột trắng nếu muốn)

Nước cốt 1 trái chanh tươi

20g đường trắng

100 ml sữa đặc có đường

150 ml sữa tươi

200 ml kem tươi (nếu muốn kem xốp mịn)

Máy xay sinh tố, rây để lọc, máy đánh trứng, khuôn làm kem

♥ Bước 1: Rửa sạch thanh long, gọt bỏ phần vỏ và thái hạt lựu 2 quả thanh long.

♥ Bước 2: Cho thanh long vào trộn cùng với đường trắng, nước cốt chanh trong một cái tô lớn. Sau đó, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng tô và để vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 30 phút.

♥ Bước 3: Lấy hỗn hợp ra khỏi ngăn mát và cho vào máy xay sinh tố và bắt đầu xay cho đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn. Bạn nên lọc qua rây vài lần để hỗn hợp mịn hoàn toàn bởi vì điều này sẽ giúp kem xốp hơn, tránh bị lợn cợn.

♥ Bước 4: Sau khi lọc kỹ, cho hỗn hợp vào một tô lớn, cho thêm vào phần sữa đặc, sữa tươi và kem sữa đã chuẩn bị sẵn. Dùng máy đánh trứng đánh bông hỗn hợp lên, lưu ý trong khi đánh, bạn phải đánh theo một chiều nhất định và tăng dần tốc độ để đảm bảo tất cả nguyên liệu hoàn toàn quyện vào nhau.

♥ Bước 5: Hãy cho hỗn hợp kem vừa đánh nhuyễn mịn vào hộp đựng hoặc khuôn kem que, đậy kín nắp và cho vào ngăn đông tủ lạnh. Lưu ý cứ mỗi 30 phút bạn nên lấy kem ra và trộn đều tay. Sau đó lại tiếp tục cho vào ngăn đông tủ lạnh. Hãy thực hiện công đoạn này liên tiếp 6-7 lần cho đến khi bạn thấy kem dần trở nên xốp mịn.