Tại Việt Nam hiện nay, có khoảng 50 với những tên gọi khác nhau là nem rán, chả ram, chả giò và chả cuốn. Điều đó gây ra những nhầm lẫn về chả giò và lẽ thường tình. Theo từ điển Wikipedia, chả giò là chả được làm bằng cách dùng bánh tráng mỏng cuốn nhân (như tôm, thịt) sau đó cho vào chảo dầu chiên cho chín vàng. Như vậy chả giò là chả ram.
Năm 2011, Kênh truyền hình Mỹ CNN bình chọn Chả giò là một món ăn độc đáo 50 món ăn ngon nhất thế giới
Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận Chả giò là một trong mười hai món ăn ngon Việt Nam.
Chả giò có từ lúc nào? Một số chuyên gia ẩm thực cho rằng món ăn này có lẽ xuất hiện vào thời Pháp thuộc.
Các nước sử dụng Pháp ngữ gọi chả giò là “rouleaux de printemp” (cuốn mùa xuân). Các nước sử dụng tiếng Anh thì gọi chả giò là “spring roll” (cuốn mùa xuân)
Như vậy, do đặc điểm chế biến chả giò, do cách gọi mỗi vùng vùng miền có khác nhau nên chả giò có thể có các tên gọi: chả giò, chả cuốn, chả ram, nem rán. Chung quy là “chả”, tôi nghĩ chữ “nem rám” dễ gây nhầm lẫn nhất vì bản chất của chả giò là “chả” chứ không phải “nem” (NEM VÀ CHẢ khác nhau về bản chất). Riêng ở Bình Định xứ nẫu của tui, chỉ gọi duy nhất một tên là “chả ram”. Chả ram + thêm đặc tính của cách chế biến = tên chả ram. Ví dụ “chả ram tôm đất” “chả ram thịt mỡ” “chả ram bắp”, “chả ram chay” “chả ram giá”…Rất dễ hiểu đúng không?
Chả lụa là cách gọi của dân Bình Định và miền nam
Giò Cách gọi của người miền bắc
Giò lụa là cách gọi của người miền bắc.
Theo từ điển Wikipedia, “chả lụa”, “giò”, hay “giò lụa” thực chất chỉ là một. Đó là chả lụa – theo cách gọi của người dân Bình Định
Chả lụa hay giò lụa là “chả” được chế biến chủ yếu từ các loại thịt. Thịt được xay, quết nhuyễn thêm thắt, gia vị theo một công thức truyền thống riêng của mỗi vùng. Là một loại món ăn được gói chặt, chế biến chủ yếu bằng phương pháp luộc. Có nhiều loại giò như: giò lụa, giò nạc, giò mỡ, giò thủ; giò có thể làm bằng thịt lợn, thịt bò (giò bò) hay đậu hũ (giò chay)…
Cũng như Chả giò ở trên, do nguyên liệu chế biến, do mỗi vùng miền có cách gọi khác nhau nên chả lụa, giò, giò chả hay giò lụa thường bị nhầm lẫn, khó hiểu.
Sử liệu thời Lê – Trịnh có ghi chép về cách làm giò như sau: “Chọn thịt thăn đừng hôi. Lấy ngón tay mà vặn cho dẻo tốt. Chớ mua thăn già, thăn non. Như bì thì bì lợn non, cho trắng, tốt, mỏng bì. Đem về đánh muối bì cho trắng. Luộc lá chuối cho lụi, rửa đi. Sắp lá cho sẵn. Lét thăn ra, dằn qua đi. Đâm cho chóng nhỏ. Phỏng cái giò thì ba đồng cân (1/10 lạng: 39gr) mỡ, trộn vào mà cùng đâm. Tra nước mắm cho vừa mà bó cho chặt, mà nấu cho chín. Phỏng nấu nó như luộc trứng chín thì nó chín. Sẽ lấy ra mà ép, mà châm (chọc thủng lá gói cho nước chảy đi) cho ráo” (Hoàng Xuân Hãn diễn giải trong Món ăn Việt Nam đời xưa)
Như đã phân tích về nguồn gốc từ ngữ, xuất xứ của cách gọi đã gây ra sự khó hiểu, nhầm lẫn cho nhiều người. Sự nhầm lẫn cách gọi chả ram, chả giò, chả lụa, giò, giò lụa chủ yếu xuất phát từ “nguyên liệu làm chả” và cách gọi tên chả theo “địa phương, vùng miền”.
Hỏi – Đáp – Đặc sản ẩm thực Bình Định nem chả tré gọi tên chả theo cách của người “xứ nẫu” và thống nhất cách danh từ:
– Chả ram: ví dụ “chả ram tôm đất Bình Định” là chả giò, chả cuốn, nem rán
– Chả lụa: ví dụ như chả lụa (thịt heo), chả lụa bò (thịt bò) tức là Giò, là Giò lụa. chúng tôi