Xem Nhiều 3/2023 #️ Trồng Răng Implant Có Đau Không? Review Trải Nghiệm Cắm Implant # Top 10 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Trồng Răng Implant Có Đau Không? Review Trải Nghiệm Cắm Implant # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Răng Implant Có Đau Không? Review Trải Nghiệm Cắm Implant mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngày đăng: 11-03-2021

Trồng răng implant có đau không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người, họ có chung một nỗi sợ khi nhắc đến cấy ghép implant. Nỗi sợ này có thể khiến họ không chọn giải pháp ưu việt suốt đời như trồng implant. Tìm hiểu chi tiết qua phân tích của Nha Khoa Paris & những chia sẻ thực tế của khách hàng tại bài viết này

Cấy ghép Implant sẽ yêu cầu cắm một trụ Titanium vào bên trong xương hàm, do vậy nhiều khách hàng thường băn khoăn trồng răng Implant có đau không?

♦ Khi Cấy Ghép Răng Implant Có Đau Không?

Trên thực tế, trước khi tiến hành cắm trụ Implant bác sĩ sẽ gây tê cục bộ hoặc gây mê cho khách hàng. Do vậy trong suốt thời gian cắm ghép Implant thì khách hàng sẽ KHÔNG thấy cảm giác đau nhức hoặc khó chịu.

Tuy nhiên do cơ địa, sức chịu đựng và tâm lý của mỗi người là khác nhau nên đôi khi cảm giác khi trồng răng Implant đau hay không cũng khác nhau đôi chút.

Còn ở những người tâm lý yếu, sợ dao kéo thì đôi khi không bị đau ngoài thể xác mà lại tự thấy đau ở trong suy nghĩ

Tuy nhiên bạn đừng lo lắng, điều này thường chỉ diễn ra trước thời gian cắm trụ Implant. Còn hầu hết mọi người khi đã lên ghế nha khoa, đã bắt đầu cắm trụ Implant thì thường sẽ trở nên vững vàng hơn rất nhiều.

⛔⛔⛔ ĐỪNG BỎ QUA: Cắm Implant có NGUY HIỂM hay ẢNH HƯỞNG gì không?

♦ Sau Khi Trồng Răng Implant Có Đau Không?

Bất kì tác động xâm lấn vào cơ thể đều sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức. Tuy nhiên, khi trồng implant, cơn đau mà bạn cảm nhận được cũng tương tự khi bạn nhổ bỏ chiếc răng của mình mà thôi.

Trong vài giờ đầu tiên, thuốc tê vẫn chưa hết tác dụng nên lúc này bạn không cảm nhận được gì khác biệt. Sau đó sẽ xuất hiện những cơn đau nhẹ , tình trạng đau diễn ra trong khoảng 2 – 3 ngày.

Tuy nhiên bạn cũng không cần lo lắng, trong thời gian này các loại thuốc giảm đau sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua các cơn đau nhức. Bạn chỉ cần sử dụng đúng liều lượng như bác sĩ hướng dẫn là được.

II – Trải Nghiệm Làm Răng Implant Có Đau Không?

♦ Trải Nghiệm Trồng Răng Implant Từ Các Trang Diễn Đàn Cộng Đồng

Đa số những thành viên trong hội đều cho rằng trồng răng Implant không đau nhức nhiều. Hoàn toàn một người bình thường dư sức chịu được.

Cô Nhiệm (58 tuổi) – Thành phố Hồ Chí Minh

” Cô 58 tuổi rồi, men răng của cô từ nhỏ đã rất yếu, sâu răng nhiều. Sau này, cô phải nhổ bỏ nguyên hàm trên do sâu nặng và viêm lợi.

Cô sử dụng hàm giả tháo lắp, nhưng gặp nhiều bất tiện. Điển hình là việc hay rơi ra ngoài, vệ sinh lỉnh kỉnh, chất lượng ăn nhai cũng khó khăn.

Sau khi tìm hiểu về phương pháp phục hình răng mất của Nha Khoa Paris, cô quyết định đến đây thăm khám. Được các bác sĩ tư vấn cẩn thận, nhiệt tình, cô chọn trồng răng imlant.

Đến nay, cô cũng đã trồng implant hoàn thiện được 3 tháng rồi. Cô ăn uống bình thường, không phải kiêng nhiều như khi dùng hàm giả, đặc biệt không có cảm giác đau hay bị biến chứng gì.

Vậy nên Trồng răng implant có đau không? Thì cô xin trả lời là có, nhưng chỉ ở mức độ khó chịu và đau nhẹ thôi. Nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cô cắm implant tại Nha Khoa Paris thấy rất nhẹ nhàng, các bác sĩ làm cẩn thận và chu đáo, còn được tặng một máy tăm nước Water Jet của Mỹ dùng để vệ sinh răng nữa.

Anh Hoàng Sơn (41 tuổi) – Mỹ Đình, Hà Nội

Anh Hoàng Sơn Phan, 33 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội chia sẻ: ” Trước đây, mẹ mình ăn thiếu chất, điều kiện chăm sóc răng miệng không đảm bảo như hiện nay, dẫn đến tình trạng mất năm chiếc răng. Mình có tìm hiểu và được các bác sĩ tư vấn phương pháp cấy ghép implant cho mẹ.”

Trước khi làm, mình không biết trồng implant có đau không? Lo vì mẹ mình cũng có tuổi rồi. Tuy nhiên, đến lúc thực hiện cấy ghép thì mình và mẹ được tư vấn rất kĩ và mẹ không thấy có cảm giác đau.

Đến nay cũng sau 2 tháng từ ngày hoàn thiện, bà không gặp tình trạng biến chứng gì, sinh hoạt cũng bình thường.

III – Một Số Mẹo Giảm Đau Sau Khi Cắm Implant Bạn Cần Lưu Ý

Mặc dù cấy ghép Implant không gây ra đau nhức nhiều, tuy nhiên để hạn chế tối đa cảm giác khó chịu sau khi cắm trụ Implant thì bạn nên lưu ý tới một vài điều sau:

Trong 3 – 4 ngày đầu tiên chỉ nên ăn thực phẩm mềm. Nên ăn đồ nguội và tránh đồ quá nóng hoặc quá lạnh

Bắt buộc phải ăn đầy đủ dinh dưỡng. Nếu ăn cháo thì nên xay thịt và rau thật nhuyễn cùng. Việc này giúp thúc đẩy quá trình lành thương.

Hạn chế để thức ăn rơi vào vùng cấy ghép: điều này sẽ cản trở khả năng hồi phục của bạn, gây tổn thương cho vùng cấy ghép

Sau khi cấy ghép implant, bạn không nên sử dụng thuốc lá và bia rượu. Chúng sẽ làm chậm quá trình lành thương và có thể gây nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng. Tuyệt đối không dùng quá nhiều để tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

Có thể chườm đá thêm nếu vẫn cảm thấy khó chịu hoặc đau nhức sau khi trồng răng Implant.

Liên hệ ngay qua Hotline 19006900 để được tư vấn và thăm khám miễn phí tại Nha Khoa Paris

Khi Bị Đau Răng Nên Ăn Gì? Bị Đau Răng Không Nên Ăn Gì? Thực Đơn

Đau răng gây ám ảnh với mọi người bởi cơn ê buốt dai dẳng, liên tục, kéo dài khiến việc sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày trở nên khó khăn. Cơn đau khiến cho việc ăn uống bị ảnh hưởng khi ăn gì cũng không cảm thấy ngon. Vậy điều mọi người quan tâm hơn lúc này là đau răng nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện tình trạng đau răng mà không cần phải đến nha sĩ?

I – Bị đau răng nên ăn gì? Thực đơn cho người đau răng

Thực đơn ăn uống ảnh hưởng đến sự phát triển của quá trình sâu răng nhanh hay chậm. Thành phần trong thực phẩm sẽ giúp bạn ức chế sự đau răng và có thể hỗ trợ quá trình tái tạo, tự phục hồi tự nhiên của răng.

Thực đơn của người đau răng cần chứa những dưỡng chất sau:

Người đau răng nên bổ sung nguồn canxi tuyệt vời trong hải sản, tôm, sò nghêu và các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như bông cải xanh, rau xanh, các loại hạt, súp lơ và dâu ô liu.

Canxi từ lâu đã được biết tới với việc đem lại lợi ích cho sức khỏe răng miêng. Khi phân vân không biết đau răng nên ăn gì thì bạn cần bổ sung canxi để tái tạo lại cấu tạo răng đã bị mất đi dẫn tới sự đau nhức, ê buốt.

Bạn cũng có thể uống thêm sữa tươi để dễ hấp thụ và tiêu hóa, đảm bảo đủ chất nạp vào cơ thể khi đau răng, chán ăn.

Vitamin D thường có trong ánh nắng mặt trời, tuy nhiên ta có thể tìm thấy những thực phẩm chứa vitamin D như: nấm, lòng đỏ trứng, cá hồi…

Theo các nhà khoa học thuộc đại học Washington (Mỹ) cho rằng vitamin D có thể giúp giảm đau răng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Người đau răng nên ăn những thực phẩm có vitamin D để hạn chế cơn đau hấp thụ canxi, tái tạo lại răng, nguyên nhân dẫn tới đau răng kéo dài

Một câu trả lời nữa cho đau răng nên ăn gì thì đó là gan gà, thịt bò, các sản phẩm từ sữa hữu cơ… đều là những thực phẩm người đau răng nên ăn.

Những thực phẩm này điều chỉnh hấp thụ khoáng chất trong cơ thể, giúp cơ thể bạn vẫn luôn đủ chất trong giai đoạn đau răng mệt mỏi.

Đau răng nên ăn cacao, hạt bí đao, mật mía, bơ bởi chúng chứa hàm lượng magie cao, kiểm soát sự cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể.

Ngoài ra những thực phẩm này giúp kháng khuẩn cho khuôn miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn dẫn tới tình trạng mắc các bệnh về răng miệng khác.

Nguồn photpho dồi dào không chứa Axit Phytic bao gồm: thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm người đau răng nên ăn.

Những thực phẩm này cung cấp canxi cho răng, chất dinh dưỡng cần thiết sự phát triên răng. Chúng còn có tác dụng chống bám dính thức ăn lên bề mặt răng, ngăn chặn sự sâu răng, đau răng ở những chiếc còn lại.

Khi bạn phân vân đau răng nên ăn gì vì đây là lúc bạn sẽ gặp những vấn đề chán ăn, khó nhai nuốt, bạn nên xay nhuyễn những nguyên liệu kể trên nấu thành cháo, giúp quá trình ăn nhai trở nên dễ dàng, hạn chế đồ ăn cứng gây ảnh hưởng đến chiếc răng đau để luôn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Đau răng trong quá trình mang thai là nỗi lo lớn dành cho các bà mẹ và cả gia đình. Do sự thay đổi nội tiết tố đáng kể khi mang thai, sản phụ dễ mắc các bệnh về răng miệng hơn bình thường, từ đó là nguyên nhân dẫn tới đau răng khi đang mang bầu

Phụ nữ đang mang bầu khi đau răng được khuyến cáo không nên sử dụng thuốc hay nhổ răng vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Điều này khiến cho việc đau răng đối với các mẹ bầu trở nên dai dẳng, đau đớn. Tuy nhiên để giảm đau nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất, các bà bầu nên ăn những thực phẩm sau:

Bà bầu nên chấm tinh dầu đinh hương trực tiếp vào răng bị đau và các vùng nướu lân cận. Đinh hương giúp sát khuẩn, giảm đau nhức tức thì.

Trong tỏi có chất Allicin hiệu quả khi tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, lành tính có tác dụng giảm đau răng. Mẹ bầu đau răng nên ăn trực tiếp hoặc giã ra bôi lê răng, cơn đau sẽ giảm đi đáng kể. Ngoài ra tỏi còn có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, cơ thể bà bầu.

Cải bó xôi rất nhiều canxi, axit folic có đặc tính giảm đau nhanh. Sản phụ có nhai lá rau cải bó xôi tại những chỗ đau răng.

Từ lâu bạc hà là nguyên liệu được sử dụng trong kem đánh răng với thành phần là methol, tạo cảm giác mát lạnh, giảm các cơn đau tức thời.

Mẹ bầu có thể đun sôi nước với vài lá bạc hà súc miệng mỗi ngày để giảm thiểu tối đa cơn đau, kháng khuẩn giúp khoang miệng luôn sạch.

Bà bầu nên ăn đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi dù việc này rất khó khăn. Trong lúc này, mẹ bầu có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn những lời khuyên tốt nhất.

– Người đau răng kiêng ăn bánh mứt kẹo, đồ ngọt… những chất chứa nhiều đường là nguyên nhân dẫn tới sâu răng, đau răng.

– Đồ uống có cồn, có ga bởi chúng mang tính axit, có thể làm mòn men răng, khiến đau răng càng trở nên trầm trọng hơn. Đây là những câu trả lời đanh thép cho câu hỏi “đau răng không nên ăn gì”

– Hạn chế tinh bột, các loại thịt có tính nóng như thịt gà, đồ ăn dễ dính như xôi, đồ nếp…

– Đau răng kiêng ăn gì? Đó là các loại đồ ăn cay nóng, đồ ăn quá cứng. Uống nước không nên uống quá nóng, hoặc quá lạnh.

Khi đau răng, ngoài việc chán ăn dẫn tới tình trạng khó hấp thụ bổ sung dưỡng chất, bạn còn gặp những vấn đề nan giải khác trong cuộc sống hàng ngày.

Ngoài những đồ ăn không nên ăn, chúng ta nên tránh:

Vận động mạnh, tăng khả năng ức chế lên răng đau dẫn tới việc đau răng trở nên mạnh mẽ hơn.

Dùng tay hoặc lưỡi tác động vào phần răng đang bị tổn thương bởi sẽ gây ra sự nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công những răng khác.

Làm giảm đau răng bằng việc ngậm nước lạnh. Việc làm này sẽ khiến hàm răng của bạn phải chịu tác động lớn, liên tục gây tác động xấu, làm tổn thương men răng dẫn tới các bệnh lý răng miệng khác

7 Lí Do Gây Đau Răng Ngay Cả Khi Bạn Không Bị Sâu Răng

Sự đau răng , nhức răng không chỉ do những lỗ nhỏ trên răng.

Không có gì khó chịu hơn việc bạn bị những cơn đau răng hoành hành. Những cơn đau khó chịu làm nản việc bạn đến gặp nha sĩ với thuốc gây tế, ống giải phẫu và mất 3 ngày để phục hồi. Nhưng trước khi bạn bỏ cuộc, hãy xem những lí do gây ra tê buốt từ hàm răng trắng và thậm chí không có dấu vết của sâu răng là gì. ” Sâu răng có thể là kết quả của vô số nguyên nhân gây nên, chứ không phải chỉ do một lỗ nhỏ đơn thuần”, Gerry Curatola – nha sĩ, người sáng lập ra Rejuvenation Dentistry và chuyên gia tư vấn RedSelf. ” Đó là lý do vì sao cần nhận thức rõ và chú ý đến việc đau nhức là do đâu và khi nào nó xảy ra”.

7 lí do gây đau răng ngay cả khi bạn không bị sâu răng:

1. Đánh răng quá mạnh dẫn đến viêm nướu

Tất nhiên bạn muốn có hàm răng trắng đẹp nhưng nếu đánh răng quá mạnh sẽ dẫn tới nhiều vấn đề- và đau nướu. Bạn có thể thấy cực kì tê buốt khi ăn hay uống đồ lạnh, vì cấu trúc răng bị lộ ra. Handschuh, nha sĩ tại trung tâm thẩm mỹ răng hàm mặt tại White Plains cho biết trong khi bạn không thể xoá bỏ sự tổn thương răng để quay trở lại trạng thái ban đầu bằng cách đánh răng nhiều lần, bạn có thể đến gặp nha sĩ, người có thể “lấp đầy” những chỗ răng ngả màu đã bị ăn mòn,thậm chí kể cả việc đặt mô nướu để tái tạo lại hình dạng ban đầu cũng là điều có thể. Suy nghĩ tốt nhất của bạn để tránh đi những cuộc hẹn về răng miệng như thế này, đầu tư cho mình một bàn chải đánh răng điện chất lượng tốt và giảm đi độ áp lực.

2. Nhiễm trùng răng

Theo số liệu của Centers for Disease Control and Prevention (CDC) ( Các trung tâm phòng chống bệnh) cho biết gần một nửa người trưởng thành ở độ tuổi 30 và hơn mắc chứng chu nha nhẹ, vừa phải và nặng.

Nhưng thậm chí nếu bạn may mắn không mắc căn bệnh này, bạn vẫn có thể bị nhiễm trùng răng. Melisa Thompson, nha sĩ tại Massachusetts, ông chủ của 3 Aspen Dental Practices( Thực hành nha khoa Aspen) cho biết “Nhiễm trùng răng xảy ra khi vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào răng hoặc khu vực nướu và nhân lên để cơ thể không thể kháng cự lại những vi khuẩn xấu . Nhiễm trùng có thể gây đau nhức hoặc sưng tấy, mụn nhỏ phía trên răng và nướu, mủ hoặc thậm chí gây mùi hôi trong miệng, Ngay khi nhận thấy những dấu hiệu trên, tốt nhất là bạn nên đến khám bác sĩ. Nha sĩ Hanschuh cho rằng nha sĩ sẽ vệ sinh khu vực nướu quanh răng nhiễm trùng và kê ngay thuốc kháng sinh và nước súc miệng cho bạn.

3. Bạn bị “thương tích” trên răng

Có thể bạn nghĩ rằng nếu bạn trong trường hợp này thì bạn sẽ biết ngay, nhưng điều đáng ngạc nhiên là tổn thương răng có thể là kết quả của một sự cố xảy ra nhiều năm về trước. Điều này có thể kéo theo việc làm tổn thương răng, là một tai nạn ô tô có một lực tác động vào miệng, hoặc cằm, thậm chí là khi nhai một số loại thức ăn dẫn đến tổn thương răng, nha sĩ Hanschuh cho hay. Nha sĩ Thompson cũng nói rằng đi cùng với tổn thương hoặc gãy răng là những cơn đau và răng nhạy cảm khi nhai, gây nên sự bẻ cong và kích thích các dây thần kinh chân răng. Nếu bệnh nhân bị tổn thương răng, nha sĩ sẽ theo dõi răng thường xuyên bằng tia X để đảm bảo rằng không có sự viêm nhiễm nào và dây thần kinh trong răng không bị chết đi. Nếu răng chết vì bị tổn thương thì dấu hiệu sẽ bao gồm sự mất màu ở khu vực phía ngoài răng, nhạy cảm với nhiệt độ. Nếu răng cần phải nhổ thì việc cấy một thiết bị di động như là răng giả sẽ là bước tiếp theo.

4. Bạn bị viêm xoang nặng

Đặc biệt là trong mùa cảm cúm và dị ứng, viêm xoang có thể lây nhiễm không như những bệnh bình thường. Bác sĩ Handschuh nói bởi vì chân răng nằm ngay sát xoang, nên viêm xoang có thể phản chiếu xuống răng. Thay vì điều trị nha khoa, bạn cần điều trị bằng thuốc thông mũi và có thể dùng kháng sinh được kê bởi bác sĩ gia đình.

5. Nghiến răng khi ngủ

Có thể một lí do nào đó dẫn đến việc bạn nghiến răng khi ngủ, nhưng nó có thể gây phiền toái cho người bạn cùng giường với bạn. Ông Handschuh khẳng định trong một số trường hợp, nghiến răng thường xuyên khi ngủ có thể dẫn đến việc gây tổn thương cho răng. Vì thế quan trọng là hãy để bác sĩ khám răng cho bạn để họ kiểm tra xem liệu răng bạn có bị tác động quá xấu hoặc quá sớm. Mất cân bằng khi nghiến răng lại với nhau có thể gây nên vấn đề như đau răng và cơ. Có rất nhiều cách điều trị cho loại đau này, một trong số đó là việc sử dụng “người gác đêm” cái hỗ trợ giảm đi các lực của răng và thậm chí đặt các lực này xuyên qua các lỗ nhỏ trên răng.

6. Trám răng, hàn răng

Trong trường hợp này , bạn có thể nhận thấy vô cùng nhạy cảm khi nhai chỗ bạn vừa trám xong. Bác sĩ Thompson cho biết khi hàn răng, bạn có thể thấy nhạy cảm khi ăn đồ lạnh trong vòng 2 tuần, điều này là bình thường, nhưng nếu khi nhai bạn thấy nhạy cảm , đặc biệt là thức ăn “cứng”, thì cần điều trị ngay để bạn có thể nhai bình thường được. Bởi vì bạn có thể nhận thấy điều này sau khi khám bác sĩ, bạn sẽ phải tiếp tục lên lịch để bác sĩ theo dõi, kiểm tra và điều chỉnh để giảm đau cho bạn. Bác sĩ nha khoa sẽ điều chỉnh sự ảnh hưởng nếu cần, và nếu nhạy cảm về nhiệt độ thì họ sẽ đặt flo cục bộ hoặc làm bớt nhạt vết hàn trên răng.

7. Răng tổn thương

Răng tổn thương bởi rất nhiều lí do, bao gồm nhai đồ ăn “cứng” gây ra tổn thương răng, tổn thương từ bên ngoài như là ngã hoặc tai nạn, thậm chí là cắn chặt và nghiến. ” Nếu có tổn thương răng, đau răng sẽ xảy ra khi cắn, nhai, và thậm chí là uống đồ nóng hoặc lạnh”, bác sĩ Thompson nói. Nếu tổn thương ở răng cửa thì bạn có thể nhìn thấy rõ sự tổn thương, nhưng nếu ở răng hàm thì khó phát hiện hơn. Khám bác sĩ ngay, bác sĩ sẽ kiểm tra và phục hồi răng trước khi vết tổn thương trầm trọng hơn – và hãy dừng ngay việc ăn đồ ăn cứng. Ông Thompson cũng cho biết nếu cắn chặt hàm răng và nghiến răng thì một “người gác đêm nhân tạo” bảo vệ răng khỏi những “thương tích” được khuyến khích sử dụng.

Đau răng có thể do những nguyên nhân đơn giản, dễ điều trị hoặc có thể rất phức tạp, vì vậy tốt nhất là luôn bảo vệ tốt và kiểm tra răng định kỳ. Nha sĩ Handschuh khuyến cáo nếu từ bỏ việc điều trị, đau răng và nhiễm trùng có thể là những vấn đề đe doạ cuộc sống và có thể lan khắp cơ thể, gây nên sự nhiễm trùng nặng hơn. Hãy đến bác sĩ khám răng định kỳ 6 tháng/lần( hoặc nhiều hơn theo lời khuyên của bác sĩ) để tránh những điều trên xảy đến. Ông Handschuh cũng nói ” Hãy nói chuyện một cách cởi mở và thẳng thắn với nha sĩ của bạn để cam kết giữ một hàm răng khoẻ mạnh và không đau nhức trong toàn quãng đời của mình”.

10 Món Ăn Tốt Cho Người Đau Răng

Món ăn khi bị đau răng, sâu răng

Dạ dày lợn chín 100g, củ cải trắng 100g, hành củ 10g, gừng sống 5g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cho dạ dày lợn và củ cải đã thái vào chảo dầu xào chín, cho tiếp các gia vị vào rồi cho ra bát. Cho gạo đã vo sạch vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu cháo, cháo chín múc vào bát củ cải và dạ dày lợn. Ăn 2 lần trong ngày.

Công dụng: Bổ hư, ích khí, chỉ khát, trị đau răng lợi.

Cháo sinh thạch cao:

Thạch cao sống 60 – 90g, gạo lức 100g. Cho gạo đã đãi sạch và thạch cao vào nồi, đổ 1 lít nước nấu thành cháo, cháo chín bỏ thạch cao, cho đường trắng vào, chia ăn 2 lần trong ngày.

Công dụng: Trị vị nhiệt, đau răng, viêm họng, ho, đau đầu, cảm mạo.

Canh xương lợn nấu với rễ bồ hòn:

Xương sống lợn 200g, rễ bồ hòn 30g, bột gia vị vừa đủ. Cho xương sống lợn và rễ bồ hòn vào nồi, đổ 1.200ml nước đun cạn còn 400ml, cho gia vị, chia ăn trong ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, trị đau răng, sưng tấy chân răng.

Cháo đậu phụ thương nhĩ:

1 bìa đậu phụ, thương nhĩ tử 25g, gạo lức 100g. Thương nhĩ tử bọc trong túi vải rồi cho vào nồi cùng đậu phụ và gạo đã vo sạch nấu thành cháo, chia ăn 2 lần trong ngày.

Công dụng: Tản phong, khử thấp, thanh nhiệt, tiêu viêm, chấn thống, trị sâu răng.

Cháo huyền sâm với sinh, thục địa:

Huyền sâm 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, gạo lức 100g. Cho 3 vị vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun kỹ rồi đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn 2 – 3 lần trong ngày.

Công dụng: Bổ âm, bổ thận sinh tân, nhuận táo lương huyết, giải độc, trị sâu răng.

Răng lợi chảy máu

Chi tử 10g, ngẫu tiết 15g (đốt ngó sen), thạch cao sống 15g, gạo lức 100g. Cho thạch cao sống vào nước đun 30 phút rồi cho dành dành và đốt ngó sen vào nấu thành cháo, gạn bỏ bã lấy nước, đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo. Ngày ăn 1 lần, liền trong 7 ngày.

Công dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết, trị lợi sưng tấy do tràng vị tích nhiệt.

Bì lợn nấu táo tàu:

Bì lợn 500g, táo tàu 250g, đường phèn 250g. Bì lợn làm sạch, thái miếng, cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, đun to lửa 15 phút rồi chuyển đun nhỏ lửa trong 2 giờ. Táo rửa sạch, luộc nước sôi 15 phút rồi đun nhỏ lửa 1 – 2 giờ, đem nhập cả 2 vào đun tiếp. Khi thấy bì lợn chín nhừ thì cho đường phèn vào trộn đều là được, chia ăn 2 – 3 lần trong ngày.

Công dụng: Ích khí bổ âm, dưỡng huyết cầm máu, trị khí âm bất túc chảy máu chân răng, bệnh máu không đông.

Cháo dấm, ngọc trúc:

Ngọc trúc 15g, gạo lức 100g, dấm gạo vừa đủ. Cho nước vào ngọc trúc nấu kỹ rồi bỏ bã, đổ gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn 2 lần trong ngày.

Công dụng: Bổ âm, nhuận phế, sinh tân dịch, mạnh dạ dày, trị chảy máu chân răng lâu ngày không khỏi do vị âm hư suy.

Cháo hoa hiên, sinh địa:

Rau hoa hiên 60g, sinh địa 15g, đốt ngó sen tươi 30g, gạo lức 100g. Cho 3 vị trên vào nồi, đổ nước đun kỹ, lọc lấy nước rồi cho gạo đã vo sạch vào nấu cháo, chia ăn ngày 2 lần.

Công dụng: Thanh nhiệt, chỉ huyết, giải độc tiêu viêm, trị răng lung lay chảy máu, nhức đầu ù tai.

Cháo hà thủ ô với vỏ áo hạt lạc:

Hà thủ ô 15g, vỏ áo lạc nhân 3g, gạo lức 60g. Hà thủ ô cho vào nước ngâm mềm rồi ninh lấy nước thuốc, đổ gạo và vỏ áo lạc nhân, thêm nước vừa đủ nấu cháo, chia ăn trong ngày, liên tục 4 – 5 ngày.

Công dụng: Trị thận âm suy tổn, hỏa hư bốc lên làm răng lợi chảy máu.

Lương y Nguyễn Minh

Bạn đang xem bài viết Trồng Răng Implant Có Đau Không? Review Trải Nghiệm Cắm Implant trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!