Xem Nhiều 3/2023 #️ Tự Học Nấu Ăn Ở Nhà Và Những Sai Lầm Thường Gặp # Top 3 Trend | Misshutech.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tự Học Nấu Ăn Ở Nhà Và Những Sai Lầm Thường Gặp # Top 3 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tự Học Nấu Ăn Ở Nhà Và Những Sai Lầm Thường Gặp mới nhất trên website Misshutech.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nấu ăn tại nhà và thưởng thức những món ăn do chính tay mình nấu là niềm yêu thích nhiều người. Đây không chỉ là sở thích của giới nữ mà kể cả nam giới đều ưa thích nấu ăn tại nhà. Nấu ăn tại nhà cho mình và cho người thân đó chính là một cách thể hiện sự quan tâm, tình yêu thương.

Cho nhiều thức ăn vào chảo

Một trong những sai lầm lớn nhất của các bà nội trợ chính là làm chiếc chảo của mình quá tải trong quá trình nấu nướng. Nên nhớ rằng để có một món xào hoặc rang ngon thì các thực phẩm, đặc biệt là thịt phải được tiếp xúc với mặt chảo để chúng trở nên giòn bên ngoài mà vẫn mềm mịn bên trong. Vì vậy, nếu lượng thức ăn quá nhiều, bạn có thể chia thành nhiều lượt nấu và mỗi lượt chỉ bỏ đủ một lượng nguyên liệu vừa phải lên chảo.

Sử dụng chảo chống dính nấu thịt

Với tính năng chống dính hết sức tiện lợi của mình, những chiếc chảo chống dính đang được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên tính năng chống dính của loại chảo này lại là một con dao hai lưỡi. Lượng nhiệt trên bề mặt chảo chống dính thấp hơn khá nhiều so với các loại chảo truyền thống.

Vì vậy, đối với các món thịt, bạn sẽ khó có được thành phẩm mà mình mong muốn cả về màu sắc lẫn chất lượng. Vì vậy, chỉ nên sử dụng chảo chống dính để làm các loại bánh rán hay các món trứng. Còn đối với món thịt, các loại chảo gang, chảo nhôm truyền thống vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.

Sử dụng dầu Olive để chiên rán

Dầu Olive có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên loại dầu này chỉ phù hợp với các món xào hay trộn sa lát. Nếu bạn dùng dầu Olive để chiên rán, gần như tất cả chất dinh dưỡng có trong nó sẽ bị phân hủy. Đồng thời, loại dầu này cũng rất dễ bị cháy khét nên sẽ làm mất vị ngon của món ăn.

Không làm nóng chảo đủ mức trước khi nấu

Một đầu bếp nổi tiếng đã nói rằng: “Nếu bạn nghĩ mình đã làm chảo đủ nóng thì hãy chờ thêm 2 phút nữa rồi mới bắt đầu công việc nấu nướng của mình”. Trong thực tế việc làm chảo nóng trước khi nấu ăn rất quan trọng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua hoặc làm chưa đúng mức. Một món xào sẽ giòn và ngọt hơn nếu bạn làm chiếc chảo của mình đạt đúng độ nóng cần thiết trước khi nấu!

Cách Nướng Bánh Bông Lan Đúng Chuẩn Và Các Lỗi Thường Gặp

Làm bánh bông lan không quá khó, tuy nhiên để có được mẻ bánh thơm ngon với cốt bánh mềm xốp bạn cần chú ý một số kỹ thuật cần thiết. Đặc biệt bạn cần biết cách nướng bánh bông lan đúng chuẩn, bởi nhiệt độ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến độ nở xốp và hương vị của bánh.

Được nhiều người yêu thích với hương vị thơm ngon và độ mềm xốp hấp dẫn, bánh bông lan được xem là món bánh được sử dụng vô cùng phổ biến. Bánh bông lan còn được chọn làm phần cốt bánh cho nhiều loại bánh khác như bánh gato, bánh mousse… Chính vì vậy để có được mẻ bánh bông lan thơm ngon bạn cần nắm vững được công thức, kỹ năng và các kỹ thuật cơ bản nhất trong từng công đoạn.

Không chỉ cần thực hiện khâu lựa chọn nguyên liệu, phối trộn nguyên liệu làm bánh, bạn cần chú ý đến cách nướng bánh bông lan đúng chuẩn. Bởi nhiệt độ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và độ nở xốp của bánh, nếu để nhiệt độ quá cao bánh sẽ bị cháy hoặc để lửa quá thấp bánh sẽ bị cháy bên ngoài nhưng bên trong chưa chín.

Nguyên tắc 1: Trước khi thực hiện nướng bánh bạn cần phải làm nóng lò ở nhiệt độ quy định tùy theo công thức trong khoảng 10 – 15 phút cho lò đạt nhiệt độ nhất định. Nguyên tắc này sẽ giúp cho lò nướng được ổn định và nhiệt độ được lan tỏa đều trong lò, đồng thời dễ dàng giúp bạn căn chỉnh nhiệt độ chính xác hơn.Nguyên tắc 2: Khi đưa khay nướng bánh vào lò nướng, bạn nên cho khay nướng vào giữa lò để đảm bảo bánh luôn được nướng chín ở nhiệt độ tốt nhất. Thông thường khi nướng bánh ở nhiệt độ giữa lò luôn cho ra mẻ bánh đạt độ nở bông xốp tốt nhất.Nguyên tắc 3: Ngoài việc để khay nướng ở giữa lò bạn nên nướng bánh ở chế độ hai lửa, việc này sẽ giúp cho nhiệt độ trong lò nướng được phân bổ đồng đều giúp bánh được chín đều thơm ngon hơn.Theo đó, trong các công thức phổ biến bánh bông lan sẽ được nướng ở nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 15 – 20 phút. Tuy nhiên nhiệt độ ướng bánh có thể sẽ không chính xác cho nhiều công thức khác nhau, do vậy trong quá trình nướng bánh bạn nên quan sát và căn chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Tổng Hợp Lỗi Thường Gặp Khi Làm Bánh Bông Lan Và Cách Khắc Phục

Bánh bông lan không nở hoặc nở kém

Bánh bông lan không nở hoặc nở kém. Ảnh: Internet

Đây có lẽ là lỗi khá phổ biến mà nhiều người mới tập làm bánh bông lan hay gặp. Muốn có được thành phẩm bánh bông lan nở phồng, bông xốp và có kết cấu hoàn hảo thì quá trình đánh bông lòng trắng trứng phải đúng kỹ thuật và đạt.

Nguyên nhân:

Nánh bông lan bị đặc do quá trình đánh trứng chưa đạt đến độ bông cần thiết.

Do trộn bột với lòng trắng trứng đánh bông sai kỹ thuật.

Do đánh bông lòng trắng trứng quá mạnh tay khiến cho những bọt khí bên trong lòng trắng trứng bị vỡ

Do để lòng trắng trứng đánh bông với các hỗn hợp lỏng khác bên ngoài quá lâu

Do nướng bánh sai nhiệt độ…

Cách khắc phục:

Nắm chắc kỹ thuật đánh bông lòng trắng trứng và kỹ thuật fold bột (trộn bột) ở từng bước nhỏ nhất.

Khi đánh bông lòng trắng trứng, nên giữ dao đánh trứng tuyệt đó sạch sẽ, khô ráo, không bị dính bơ, dầu hay lòng đỏ trứng. Trong quá trình đánh, khi cho đường vào thì nên thao tác thật từ từ, chia làm nhiều lần kết hợp với tốc độ đánh trứng trung bình cho tới khi hết lượng đường trong công thức rồi mới tăng tốc lên mức cao nhất để đánh cho bông lòng trắng trứng.

Đánh bông lòng trắng trứng đúng cách. Ảnh: Internet

Khi trộn bột, bạn cần nắm rõ kỹ thuật fold, trộn một nhẹ nhàng từ dưới lên trên để hạn chế làm bọt khí bị vỡ; chia nhỏ lượng lòng trắng trứng đã đánh bông thành 3 phần bằng nhau, trộn từ từ 1/3 trước với bột để hỗn hợp nhẹ hơn rồi tiếp tục trộn vùng với 2/3 còn lại.

Nên chống dính cho khuôn bánh (quét dầu ăn, bơ hay lót bằng giấy nến) ngay khi bắt đầu làm bánh.

Sau khi trộn bột xong phải đem nướng ngay, không nên để bột ở ngoài quá lâu sẽ khiến bánh không nở được cũng như ảnh hưởng tới chất lượng của mẻ bánh.

Làm nóng lò nướng ít nhất là trước 15 phút khi nướng bánh.

Khi nướng bánh, hạn chế mở cửa lò để nhiệt độ trong lò được ổn định, không bị thoát ra ngoài.

Bánh bánh bông lan bị cháy, bị tràn khuôn, hoặc nứt mặt

Bánh bông lan bị cháy. Ảnh: Internet

Nướng bánh bông lan bị nứt mặt, bị cháy hay tràn khuôn cũng khiến những mẻ bánh bị “fail” dù không phải lỗi quá nặng.

Nguyên nhân:

Do đổ quá nhiều bột trong khuôn, bột quá cao sẽ khiến khi bánh nở ra bị tràn khỏi khuôn.

Mặt bánh bị nứt hoặc cháy là do nhiệt độ quá cao hoặc vị trí đặt bánh quá gần lửa khiến bánh nở quá nhanh.

Do khuôn bánh quá sậm màu dẫn đến hấp thụ nhiệt nhiều khiến nhanh bị cháy mặt.

Cách khắc phục:

Canh chính xác lượng bột đổ vào khuôn, tốt nhất là chỉ nên đổ khoảng 2/3 khuôn, giúp có không gian đủ để bánh nở cao, không bị tràn ra ngoài.

Điều chỉnh lại nhiệt độ nướng xuống khoảng 5 – 10 độ c.

Chú ý tới vị trí đặt bánh, tránh đặt quá gần lửa trên của lò.

Bánh bông lan bị thắt eo, bị xẹp hoặc lõm khi ra lò

Bánh bị lõm, xẹp khi ra lò. Ảnh: Internet

Nguyên nhân:

Do bánh chưa chín bên trong, khiến phần bột chưa nở hết và còn ướt, khi mang bánh ra khỏi lò, lõi bánh sẽ co lại và gây ra hiện tượng thắt eo hoặc lõm mặt đáy hay bánh bông lan bị xẹp sau khi nướng.

Trong một số trường hợp, bánh bị xẹp cũng có thể là do “sốc nhiệt” khi bạn lấy bánh ra khỏi lò một cách quá đột ngột.

Cách khắc phục:

Bạn cần phải hiểu chiếc lò nướng của mình về độ chênh lệch giữa nhiệt độ trong lò và nhiệt độ hiển thị, hiểu rõ được chúng thì mới có thể canh đúng nhiệt độ để nướng bánh.

Trang bị một chiếc nhiệt kế đo nhiệt độ lò để dễ dàng đo được nhiệt độ khi nướng bánh chuẩn xác nhất.

Trường hợp nguyên nhân do “sốc nhiệt”, giải pháp là khi nướng xong, hãy để bánh trong lò, mở hé cửa lò trong vòng 5 – 10 phút nữa rồi mới lấy bánh ra.

Bánh bông lan bị dính vào khuôn khi lấy ra, bị bể nát

Bánh bị dính khuôn khi lấy ra. Ảnh: Internet Nguyên nhân:

Do quên chống dính trước khi làm bánh hoặc chống dính chưa đủ.

Cách khắc phục:

Cần chống dính thật kỹ trước khi làm bánh. Nếu không có khuôn chống dính, dùng giấy nến để lót khuôn. Đối với những loại khuôn có thiết kế phức tạp, có thể dùng dầu ăn hoặc bơ đã nấu chảy quét một lớp mỏng lên bề mặt khuôn, sau đó rắc thêm một lớp bột khô lên trên để chống dính.

Khi bánh bị dính khuôn, hãy bình tĩnh và đợi bánh nguội rồi xử lý, không xử lý ngay khi bánh còn nóng sẽ khiến bánh bị bể nát nhiều hơn.

Quả, hạt, mứt khô dồn xuống phía đáy bánh

Các hạt trái cây thêm vào bị dồn xuống đáy bánh. Ảnh: Internet

Nguyên nhân:

Khi thêm các loại trái cây khô tự nhiên như: việt quất, hạnh nhân, nho khô… sẽ giúp bánh bông lan ngon hơn nhưng do chúng quá nặng hoặc hỗn hợp bột quá lỏng nên thường bị dồn xuống đáy bánh.

Cách khắc phục:

Sơ chế các nguyên liệu này một chút trước khi thêm vào bánh bằng cách: rửa sạch lớp đường bên ngoài rồi để ráo (đối với các loại mứt). Sau đó, xốc các nguyên liệu này với bột khô để tạo một lớp bột áo giúp chúng nhẹ hơn và dễ nổi trong hỗn hợp bột bánh.

Bánh bông lan còn mùi tanh của trứng

Lỗi bánh bông lan còn mùi tanh trứng. Ảnh: Internet

Nguyên nhân:

Do bánh chưa chín hẳn.

Do lượng vanilla bạn sử dụng để khử mùi tanh của trứng trong công thức còn quá ít.

Cách khắc phục:

Nướng bánh bông lan thêm trong vòng 5 – 10 phút nữa nếu bánh chưa chín hẳn.

Nếu bánh còn tanh do chưa đủ hương vani thì cho thêm vanilla vào bánh. Nếu không tìm được vanilla dạng chiết xuất thì sử dụng bột vanilla, không cho quá nhiều bột vanilla nếu không có thể khiến bánh bông lan bị đắng.

Luôn lựa trứng mới và tươi để làm bánh

Cách Tự Học Nấu Ăn Tại Nhà Giúp Nàng Vụng Về Thành Công

Tự học nấu ăn tại nhà sao cho hiệu quả nhất, bí quyết giúp những người đam mê nấu nướng có thể tự học hỏi không cần trường lớp nhất định bạn cần biết.

Tự học nấu ăn ngày nay đang được rất nhiều đam mê nấu nướng, bếp nấu có thể trau dồi thêm kiến thức về công việc này. Nhiều người thay vì đến các cơ sở dạy nấu ăn chuyên nghiệp lại tự mày mò tại nhà để đỡ tốn kém, lại linh hoạt về mặt thời gian. Không những vậy, tự học nấu ăn tại nhà còn có thể thực hành ngay tại chỗ, cũng như mời gia đình thưởng thức, đánh giá những sản phẩm của mình.

Tự hoc nấu ăn tại nhà

Bí quyết tự học nấu ăn tại gia hiệu quả

Để có thể tự học nấu ăn tại nhà hiệu quả và có chất lượng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản của chương trình dạy nấu ăn. Nhiều người có thói quen học nấu ăn thông qua sách vở hay các video, bài viết trên internet rồi bắt chước thực hành theo. Vậy nguyên tắc để tự học nấu ăn có hiệu quả là gì?

Không tự ý biến tấu nguyên liệu, cách chế biến

Tự học nấu ăn qua video, sách vở, báo đài được rất nhiều áp dụng, có người thành công và cũng có những người thất bại. Vậy nguyên nhân dẫn đến thất bại một phần là do việc các bạn không tuân thủ theo đúng những hướng dẫn được chỉ dẫn. Khi xem một công thức nấu ăn nhiều người có sở thích muốn biến tấu những món ăn theo ý của bản thân mình.

Không được tự ý chỉnh sửa công thức

Việc biến tấu, sáng tạo trong chế biến đồ ăn rất đáng hoan nghênh, nhưng nó chỉ thực sự thành công khi bạn có kinh nghiệm cũng như tay nghề nấu nướng lâu năm. Nếu là một “tay gà mờ” trong việc bếp nấu khi học đã muốn biến tướng công thức thì hậu quả quả thật rất khó lường. Vì vậy, để tránh những rủi ro hãy tuân thủ đúng theo các bước được hướng dẫn nếu bạn chỉ mới đang tập tành nấu nướng nha.

Không bỏ cuộc trước khó khăn

Nấu ăn tuy là công việc mà gia đình nào cũng phải làm mỗi ngày nhưng nó lại không phải công việc đơn giản với tất cả mọi người. Và việc học nấu ăn cũng đầy khó khăn, vất vả nhất là tự học nấu nướng tại nhà không có người hướng dẫn trực tiếp.

Khi học nấu ăn tại nhà việc không biết kiểm soát nhiệt độ, gia vị, không biết xử lý, chế biến sao cho vừa độ chín là điều xảy ra thường xuyên. Bởi lẽ, bản thân bạn cũng chỉ là người đang học hỏi nên sẽ không biết được những điều đó gây nên thất bại. Nhiều người khi thất bại thường có tâm lý chán nản và muốn bỏ cuộc.

Không bỏ cuộc trước khó khăn

Biết rằng học nấu ăn là việc không hề đơn giản, nhất là với những người không có kỹ năng cơ bản, cũng như không thường xuyên động đến bếp núc. Tuy nhiên, đừng thấy thất bại mà nản lòng bỏ cuộc vì nấu ăn rất cần sự cần cù, chăm chỉ và kiên trì. Nếu không may nấu thất bại, hãy bắt đầu lại từ đầu, rút ra kinh nghiệm từ việc thất bại để rồi sẽ có thêm những bài học thực tế bổ ích. Việc học nấu ăn chỉ cần kiên trì bỏ công, bỏ sức chắc chắn bạn sẽ thành công.

Tập thành thạo những kỹ năng cơ bản

Đây là một cách giúp những “tay gà mờ” trong việc bếp núc có thể nhanh chóng cải thiện trình độ nấu nướng của bản thân mình. Việc nấu ăn cũng giống như việc bạn đi học tất cả đều cần phải học bắt đầu từ những điều cơ bản, sau đó mới dần dần tiến đến các cấp độ khó hơn.

Đầu tiên, muốn chế biến được các món ăn ngon đẹp mắt bạn cần phải có kỹ năng sử dụng thành thạo các loại dao và dụng cụ trong nhà bếp. Tiếp đó là học cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, thành thạo trong việc sơ chế những loại thực phẩm tươi.

Thực hành kỹ năng nhà bếp

Việc sơ chế nguyên liệu là công việc yêu cầu rất nhiều kỹ năng tích hợp vào đó. Bạn phải thành thục trong việc cắt thái, làm sạch thực phẩm, xử lý những thực phẩm có mùi và tẩm ướp gia vị. Việc sơ chế có tốt thì khi đi vào chế biến món ăn mới giữ được độ đẹp mắt cũng như ngon miệng.

Vì vậy, đừng nên vội vàng học theo một công thức món ăn nào phức tạp nếu kỹ năng cơ bản bạn vẫn còn lóng ngóng. Thành thục các kỹ năng cơ bản như sơ chế, cắt gọt, sẽ giúp các bạn nâng cao trình độ nấu nướng nên rất nhanh đó.

Nấu những món ăn đơn giản đến phức tạp

Tự học nấu ăn không bắt buộc bạn chỉ học những món ăn phức tạp, mà bạn có thể học hỏi thêm các cách chế biến những món ăn thông thường sao cho đa dạng. Việc nấu ăn ngon không phải đáng giá qua việc bạn biết nấu nhiều đồ ăn lạ, phức tạp cần kỹ thuật cao, đôi khi chỉ là những món ăn dân dã quen thuộc cũng nhưng được chế biến tỉ mỉ, thơm ngon bạn cũng xứng đáng là đầu bếp giỏi.

Chị em tự học nấu ăn tại nhà

Vì vậy, thay vì học những tự xa vời, không thiết thực hãy bắt tay làm phong phú bữa cơm gia đình mình. Hãy học nấu những món ăn thân thuộc thường ngày thật ngon trước đã rồi hãy nghĩ tới việc làm những món ăn có độ khó cao. Bởi lẽ, bạn có giỏi tới đâu mà khi trở về căn bếp gia đình lại không thể chế biến những món ăn thân thuộc giữ nguyên hương vị thân thương thì cũng không được gọi thành công.

Tự học nấu ăn tại nhà là phương pháp có thể linh động về mặt thời gian cũng như đỡ tốn kém. Tuy nhiên, việc tự học nấu ăn không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Công việc nấu ăn cần rất nhiều sự kiên trì, chăm chỉ cũng như tâm huyết của người nấu đặt vào bên trong. Vì vậy, hãy cố gắng đừng bỏ cuộc chắc chắn bạn sẽ thành công.

► Tìm hiểu những thông tin tìm việc HOT nhất hiện nay tại: chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Tự Học Nấu Ăn Ở Nhà Và Những Sai Lầm Thường Gặp trên website Misshutech.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!